Monday 21 April 2008

VẤN ĐỀ NHÂN BẢN VÔ TÍNH CON NGƯỜI VÀ LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO

Lâm Võ Hoàng

Xuất phát của vấn đề

Việc nhân bản vô tính thực vật đã được thực hiện và khai thác hiệu quả từ lâu, trong “cấy mô” cây lan (rất khó trồng) chẳng hạn, bằng cách cắt một tế bào của lá nuôi trong dung dịch vô trùng để cho mọc ra một cây lan, tới lớn cho hoa y chang về hình dáng sắc hương với cây lan mẹ, nhờ vậy việc “chơi lan” được phổ biến rộng rãi. Nhưng điều kỳ diệu này không được để ý nhiều, vì người ta quá quen với những phát minh lạ lùng trong trồng trọt : gốc nhãn cho ra chôm chôm mùi nhãn, gốc mai cho ra hoa đủ màu, gốc bình bát “lên hương” nhờ cho ra mãng cầu lớn trái...

Phải đợi tới năm 1997, khi việc nhân bản vô tính động vật cao cấp đã thành công mỹ mãn với cô cừu Dolly xinh ơi là xinh, tối ngày gặp ai cũng be be đòi ăn, người ta mới chú ý đến nguyên lý của nhân bản vô tính là không cần :

“Có âm dương, có vợ chồng

“Dẫu từ thiên địa, cũng vòng phu thê” (Cung Oán)

Ây mà người ta vẫn có thể sử dụng một tế bào của con vật nào đó để làm cho ra một con vật như bản sao phôtô của con vật kia. Và điều nhiệm mầu làm cơ sở cho nguyên lý nói trên là Đấng Tạo hóa đã tài tình cho nhân của mỗi tế bào của sinh vật đều chứa toàn thể bộ gien của sinh vật đó. Để làm gì ? Đó là nhiệm mầu, làm sao thấu được ?

Chính vì vậy mà sau thành công vang dội của cừu Dolly, đây đó người ta thử nghiệm nhân bản vô tính nhiều súc vật khác, với một số trường hợp được “cho biết” thành công, nhưng chưa được đem khoe cho thiên hạ thấy mãn nhãn, như cừu Dolly, hoặc như mới đây, trên truyền hình con mèo nhân bản biết chụp giỡn với sợi giây, không khác chi những con mèo sinh từ “bố-rú-mẹ-gào”, rậm rật trên nóc nhà. Trung Quốc cũng cho chiếu trên truyền hình cả bầy dê nhân bản của họ. Nhưng hỡi ôi ! thấy bầy dê, không thể không liên tưởng đến xe gắn máy Future (?) hay Hongda (!) cũng của họ.

Rồi cũng từ những kinh nghiệm thành công thất bại tích lũy đây đó của những công trình thử nghiệm nhân bản vô tính thú vật người ta đã nghĩ tới tiến hành thí nghiệm nhân bản vô tính con người, dẫn đến một số người và tổ chức, như nhóm của Giáo sư - Bác sĩ Severino Antinori, trước Hội nghị các Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ, ngày 7.8.2001 tại Rôma và tổ chức Công ty Advanced Cell Technology Inc (AST) trên các phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình quốc tế, giữa cơn dầu sôi lửa bỏngở Apganistan, ngày 26.11.2001, đã dõng dạc tuyên bố trước cử tọa những nhà phôi học (embryologistes) uy danh thế giới, rằng họ (GS-BSS.A.) “có đủ tất cả những thông tin mà họ cần dùng để tiến hành công việc nhân bản vô tính con người trong nay mai, trên một chiếc tàu đậu trên hải phận quốc tế, nếu không có quốc gia nào chịu nhận cho họ tiến hành thí nghiệm trên lãnh thổ của mình..., hoặc đã khẳng định táo bạo hơn rằng họ (ACT) thành công trong việc tạo ra một phôi thai con người, nhờ phương pháp sinh sản vô tính”, khiến cho thế giới nín thở, quên đi trong phút chốc tiếng bom bạt núi xé trời ở Apganistan. Nhưng sau khi tuyên bố và khẳng định khống, một cách vô căn cứ, và vô trách nhiệm, họ đã nín khe cho tới ngày hôm nay. Như vậy việc nhân bản vô tính con người xem ra không là chuyện ngày một ngày hai, nhưng nó làm dấy lên biết bao vấn đề, mà nổi bật là vấn đề những mặt hạn chế cơ bản của kỹ thuật nhân bản vô tính và vấn đề chống đối của lương tâm và đạo đức trước nguy cơ sử dụng con người làm nguyên liệu và vật thí nghiệm. Để có thể hiểu vấn đề một cách đầy đủ, xin phép trở lại từ ban đầu.

KỸ THUẬT NHÂN BẢN

Muốn sinh sản, từ động vật đến thực vật (Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa !), phải có giao hợp hai giới tính, như hai câu thơ nói trên của Cung oán. Nhưng nhân bản vô tính là một sinh sản phi giao hợp giới tính, nhờ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật sinh học.

Trước hết, người ta lấy một noãn rồi tách nhân ra bỏ (tức là không xài 23 thể sắc cái trong nhân của noãn) và thay thế bằng nhân của bất cứ tế bào nào (da, thịt, tóc...) của đối tượng đã trưởng thành mà ta muốn nhân bản (tức là chỉ xài 46 thể sắc trong nhân tế bảo của đối tượng đó). Xong đem chạy điện gây sốc cho hai loại bào tương và các bào quan của hai loại tế bào được hòa vào nhau thành một phôi bào. Phôi bào bắt đầu phân chia tế bào cho tới khi đạt được 64 tế bào gốc (hay mầm).

Tới đây, tùy theo mục tiêu của việc nhân bản : mục tiêu điều trị hay mục tiêu sinh sản, mà người ta cho ngưng sự phát triển phôi bào trong nitơ lỏng, để lâm thời đem ra sử dụng các tế bào gốc này mà điều trị cho đối tượng cho nhân, hoặc thay thế các cơ quan hư hoại của nó. Nếu mục tiêu là sinh sản, người ta đem cấy phôi bào vào tử cung của đối tượng mang thai hộ, để nhờ sinh huyết của đối tượng cái này mà (nếu thành công) sẽ cho ra đời một con vật hay một con người nhân bản, giống y chang về mặt di truyền và đồng tuổi sinh học với đối tượng cho nhân.

NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA KỸ THUẬT NHÂN BẢN VÔ TÍNH

Kỹ thuật nhân bản vô tính, như trình bày trên đây, có vẻ dễ ợt. Nhưng thực tế thành công, ngay cả đối với thú, cho đến nay hầu như chỉ có trường hợp cô cừu Dolly là xác thực nhất. Còn về nhân bản con người thì chẳng thấy gì hết, ngoài đề án “ba xạo” của nhóm GS-BS Severino Antinori bị cả thế giới khoa học lên án “bịp bợm” một cách thậm tệ. Rõ ràng, việc nhân bản vô tính, nói chung, tuy đã khá nắm vững về mặt nguyên lý, nhưng về mặt kỹ thuật vận hành, còn nhiều ẩn số, khiếm khuyết, bất trắc, khó khăn chưa hồ dễ được khắc phục trong nay mai, thậm chí trong một tương lai không gần.

Mặt khác, đừng thấy Dolly sởn sơ mà tưởng bở. Chính “bố đẻ” cô, GS Ian Smith đã nhìn nhận rằng kỹ thuật nhân bản thú vật (cừu, bò, dê, lợn, chuột) còn bấp bênh, chưa hoàn chỉnh và còn có tỷ lệ thất bại cao. Theo tạp chí Khoa học của Mỹ (3.7.2001), chỉ có vài phần trăm bào thai phát triển đến mãn kỳ và sau khi sinh, phần đông con vật nhân bản đều chết vì bệnh hô hấp, tim mạch, mặc dù chúng to lớn hơn bình thường. Những trường hợp sống sót, tuy bề ngoài bình thường, đều bộc lộ nhiều rối loạn di truyền về sau. Rõ ràng đây là những báo hiệu không thể bỏ qua, nếu muốn nhân bản con người.

Nguyên nhân là, trong trường hợp thụ tinh tự nhiên, thì ADN “cõng” gien trong nhân có khả năng, thậm chí chức năng tái chương trình hóa (reprogrammation) một cách tự nhiên, tức là khởi động nhịp nhàng việc chuyên biệt hóa (différentiation) các tế bào gốc thành những rồi thành những cơ quan của cơ thể, như đã được chương trình hóa ngay từ lúc hình thành phôi bào. Ở đây, nhân của tế bào “cù bơ cù bấc” nào đó (tóc, xương, da...) được đưa vào thế chỗ cho nhân của noãn (được tách bỏ), cho nên nó “lạc lõng”, rồi “xụi lơ” (éteint), không có khả năng tái chương trình hóa làm cho ADN của nó nhân tự nhiên các gien, theo chương trình định sẵn là khi một tế bào gốc nhất định “tới phiên” bước vào giai đoạn chuyên biệt hóa thành mô, thì chỉ có các gien chứa trong ADN của tế bào gốc ấy mới được “hoạt động” nhân lên mà thôi. Gien của các tế bào gốc khác phải “nằm im” chờ “tới phiên” hoạt động.

Đằng này, do nhân tế bào thuộc loại “cù bơ cù bấc” như nói trên, không được “đào tạo” để tiến hành chuyên biệt hóa như nhân tế bào sinh dục (giao tử, gamète) “chuyên dùng” cho nên ADN của nó không biết điều khiển nhịp nhàng, khiến cho các gien khi thì “nín khe”, khi thì “phát triển” rầm rộ, hết sức vô chính phủ, dẫn tới những “sai phạm” nặng nhẹ khác nhau mà hậu quả là : trụy thai, chết khi sinh, hoặc mất năng lực hoạt động sau này. Trường hợp con người, sự mất năng lực hoạt động rất nghiêm trọng, vì 50% bộ gien (génome) được sử dụng cho hoạt động bộ não. Và đời sống con người còn có ý nghĩa gì khi bộ não đã mất năng lực hoạt động, ngay trong bụng mẹ ?

Trước nguy cơ xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và xâm hại ác độc đến quyền sống của con người, dù dưới dạng phôi thai, Giáo hội Công giáo đã tiên phong và kiên trì lên tiếng bảo vệ quyết liệt nhân phẩm và quyền sống bất khả xâm phạm của con người mà theo niềm tin sắt đá của mình ngày càng được khoa học chứng minh xác thực, con người đã là con người đầy đủ trọn vẹn ngay từ lúc thụ thai, khởi đầu của một cuộc sống độc lập mới của riêng một nhân vị tự do, độc nhất, từng bước thực hiện việc hình thành bản thân theo một “chương trình" đã được ấn định sẵn, ngay từ giây phút ban đầu và hơn thế nữa được tiếp tục hoàn chỉnh nhiều năm dài, sau khi sinh ra : củng cố vỏ bọc các giây thần kinh sau vài tháng tuổi, có bộ răng thiệt thọ, sau một lần thay răng, lúc bảy tám tuổi, hoàn thành chức năng sinh sản trước 15 tuổi... Vì vậy, xâm phạm đến sự vẹn toàn và sự sống của phôi thai là sát hại con người.

Lương tâm công giáo và nhân BẢN con ngưỜI

Hơn thế nữa, theo niềm tin Kitô giáo, kế thừa các mặc khải từ Do Thái giáo, thì con người, có một phẩm giá siêu vời mà không tôn giáo nào, ngoài con cháu của Apraham, dám nghĩ tới và đề ra là con người không chỉ là một tạo vật từ lời phán của Thiên Chúa mà còn là một thọ tạo hết sức đặc biệt được “làm” ra bởi Ba Ngôi Thiên Chúa và có sự sống thiên tính được truyền qua hơi thở của Thiên Chúa thổi vào, đễ làm chủ tể của vũ trụcủa chính mình, điều mà các truyền thống tôn giáo Á đông cho là con người có tánh linh, không những có thể khuất phục thú dữ mà còn có thể đạt được bậc thánh bằng đời sống trong sáng, vị tha, anh hùng, trọn tình trọn nghĩa trong các quan hệ xã hội (tam cang ngũ thường) và hiển thánh sau khi lìa trần, như Đức Thánh Trần, Quan Vân Trường, và các thần Thành hoàng được vua sắc phong. Riêng đối với tín hữu Kitô giáo, phẩm giá siêu vời nói trên đây còn được củng cố và nâng cao lên tới Thiên đình, bằng sự xuống thế làm Người của Ngôi Hai.

Lương tâm công giáo, dưới sự soi sáng và hướng dẫn của Huấn quyền, sở dĩ “bác bỏ và ngăn cấm mọi tạo sinh con người bằng dòng vô tính, dưới bất cứ hình thức nào”, không phải vì sợ lúng túng trước một con người nhân bản (mà sau này kỹ thuật được cải tiến hoàn hảo có thể tạo ra an toàn) mà ta hoàn toàn không có điều kiện để đánh giá người hay ngợm (!?), có linh hồn hay không, mà vì trước hết việc nhân bản này, để thành công, không chỉ đơn giản sử dụng một tế bào và một noãn trong một lần, mà có thể phải sử dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm tế bào và noãn, mới hình thành được một phôi bào và kế đó phải sử dụng hàng chục phôi bào mới ra được một phôi bào phát triển đến mãn kỳ và không chết non. Như vậy không biết bao nhiêu bộ phận con người và con- người- phôi - thai được sử dụng và vứt đi, tức là sát hại. Đó là chưa kề những đau đớn rứt thịt da và những di căn dài hạn của những phụ nữ cung cấp noãn , vì tình hình kỹ thuật hiện tại chưa cho phép hút từng noãn một, mà cả chục cái mỗi lần, sau khi kích thích buồng trứng. Mặt khác lương tâm công giáo dựa trên niềm tin đặc thù không thể không chia sẻ với lương tâm bình thường của người chỉ ăn ngay ở lành. Và lương tâm bình thường này không thể không phẫn nộ và kinh tởm tột cùng khi biết mục tiêu của nhân bản điều trị sử dụng phôi bào có 64 tế bào gốc để bào chế thành thuốc đặc trị được kinh doanh rất mắc tiền, cho bệnh nhân Altzeimer, hoặc tiểu đường hoặc để tiến hành, trong ống nghiệm, việc phát triển các tế bào gốc, được chuyên biệt hóa thành những , rồi từ mô thành quan (hệ thần kinh, tim mạch, tụy, gan...) để lấy cơ quan cần thiết đem thay cho cơ quan bị hư không thể chữa trị của người cho nhân (tế bào), như người ta thay bình xăng con. Còn các cơ quan khác không cần thiết thì vứt bỏ, vì không thể xài “mót” cho ai khác được.

Ghê gớm và bức xúc hơn nữa là với mục tiêu nhân bản sinh sản, thì phôi bào được cấy vào tử cung người mang thai hộ đúng chín tháng nếu thành công thì sẽ hạ sanh một con người nhân bản. Nếu phúc phần nó được đẹp như cô cừu Dolly thì còn đỡ, nhưng cũng chưa chắc người “cho nhân” đã nhận nó là con, dù nó được sinh từ một tế bào da chẳng hạn của ông ta. Vả chăng thật khó lòng gọi nó là con, vì tuy mới sinh, nhưng các tế bào của nó có nhân đồng tuổi sinh học với ông. Không có cha, nó cũng không có mẹ, vì người mang thai hộ lãnh tiền xong là “vù” liền. Tóm lại, nếu phúc phần lần nữa, hay vô phúc, nó có linh hồn, lương tri tình cảm, thì nó sẽ là người đau khổ nhất trên đời, vì nó được sinh trong một gia đình đã tốn hằng núi tiền để cho nó ra đời mà lại không có cha, có mẹ, bên nội, bên ngoại, anh em bà con cô bác. Đứa mồ côi còn hạnh phúc hơn nó, vì ít ra còn kỷ niệm mẹ cha để nhớ thương than khóc.

Không được nhìn nhận, nhưng nó được bảo vệ hết sức cẩn thận về mặt an toàn cũng như sức khỏe. Do những khiếm khuyết của kỹ thuật nhân bản nó mang trong người không biết bao nhiêu bệnh tật bẩm sinh, chỉ chờ dịp trái trời trở gió là bùng ra. Nó cũng không được đi chơi đâu, vì sợ bị bắt cóc, hay xe đụng, hay bị ăn hiếp và tối ngày cứ ở ru rú trong phòng chờ ngày “nuôi quân ba năm, dùng một thuở”. Thuở ấy sẽ tới, khi bệnh viện chê “người cho nhân” nó là nhân bản, mắc bệnh ung thư gan đã chuyển biến thành cổ trướng cấp tính, hết phương cứu chữa. Bệnh nhân sẽ cho gọi nó vào, rồi nhớ bác sĩ mổ lấy gan trinh nguyên tươi rói của nó thay vào gan hôi thối của ông. Mất gan nó không thể sống và bị vất vào thùng rác y tế.

Hoặc giả nếu “người cho nhân” có nhiều bệnh ngặt nghèo và để cho chắc ăn và đỡ nuôi cơm thì ngay khi nó sinh ra (và cho nó bú vài ngày cho nó nếm mùi đời), nó sẽ được phanh thây bởi những bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất để lấy từng cơ quan (hệ thần kinh, tim mạch, tụy, gan...) bỏ vào hộp đem gởi vào kho đông lạnh, chờ khi “ông chủ” mắc bệnh nan y nào, thì cứ lấy cơ quan cần thiết đó của nó cho rã đông rồi đem thay thế cơ quan hư hoại của “ông chủ”.

Chỉ còn tồn tại hai vấn đề. Trong xã hội, liệu luật pháp có nhìn nhận nó là “người” không, mặc dù nó được “mẹ người” sinh ra tại nhà bảo sanh đàng hoàng, thậm chí có thể được khai sinh hợp pháp với tên cha để trống. Nếu nó được luật pháp công nhận là người, thì ai dại gì tốn tiền tạo sinh ra nó, mà không thể lấy bất cứ bộ phận cơ quan nào hết của nó để trị bệnh, nếu không muốn phạm tội giết người, hơn thế nữa mà còn phải nuôi cơm, thuốc nó suốt đời ? Trên thiên đàng, khi nó có xác con người đầy đủ đàng hoàng mà bị chết phanh thây oan ức như trên đây, liệu tình trạng vô tội của nó có cho phép nó vào thiên đàng, chỉ vì nó không có linh hồn hay không ?

Tác ĐỘNG cỦA ĐỨc Thánh Cha và SỰ hưỞNg Ứng chính trỊ, pháp lý CỦA THẾ GIỚI

Trước những nguy cơ rất hiện thực chà đạp nhân phẩm, và xâm hại quyền sống của “con-người-phôi thai” là kẻ thất thế nhất trên đời, Giáo hội Công giáo, người bênh vực kẻ nghèo yếu không thể “chờ cho đá kêu”. Do vậy Đức Thánh Cha đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ lập trường cố hữu của Giáo hội là “con người phải được tôn trọng và đối xử như một nhân vị, ngay từ khi thụ thai và bắt đầu từ đó, người ta phải nhìn nhận họ có tất cả những quyền của nhân vị, trong số những quyền đó, trên hết có quyền bất khả xâm phạm được sống của mọi con người vô tội” (Th. Ambrosiô, giảng về Tin Mừng theo Luca). Nhờ vậy, mà sau khi cừu Dolly ra đời, tháng 2.1997, Nghị viện châu Âu đã lên án, ngày 12.3.1997, việc triển khai nhân bản con người và Hội đồng châu Âu, ngày 12.1.1998 đã “nghiêm cấm mọi hành vi nhằm tạo ra một con người giống như đúc, về mặt di truyền, với một người khác, sống hay chết”. Ngoài ra UNESCO còn ra tuyên bố “không nên cho phép những cách làm trái với phẩm giá con người, chẳng hạn như việc nhân bản vô tính sinh sản con người”, tuyên bố được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc chấp nhận ngày 9.12.1998. Còn bên Mỹ, sau lời khuyến cáo của ĐTC Gioan Phaolô II với Tổng thống G.W.Bush, Hạ viện đã biểu quyết, ngày 31.7.2001, “nghiêm cấm mọi hình thức nhân bản sinh sản con người”. Khuynh hướng là Thượng viện có thể tỏ ra gắt gao hơn Hạ viện, khi sẵn dịp, có thể cấm luôn việc nhân bản vô tính điều trị, cũng như những nghiên cứu về tế bào gốc, trên những phôi thai người thừa thãi bị vứt bỏ.

Muôn đời sẽ tri ân Giáo hội, đặc biệt ĐTC. Gioan Phaolô II đã dùng Huấn quyền nhắc nhở chân lý trên đây mà Giáo hội là người trì thủ và bảo vệ xuyên suốt lịch sử. Tin đài mới vài tuần đây, cho biết Liên Hiệp Quốc đã quyết định cấm mọi nhân bản vô tính con người. Chân ly và Thuận lý đã thắng. Tạ ơn Chúa!

Nguyệt San CGvDT Số 87. Tháng 3.2002

SUY NGHĨ CÔNG BẰNG VỀ CHO VAY NẶNG LÃI

Lâm Võ Hoàng

Cho vay lãi nặng là một nghiệp vụ phổ biến trong các xã hội loài người từ thời cổ đại mà từ người nghèo đến người giàu, ai cũng có lúc phải đi vay. Thậm chí nhiều người không túng thiếu, hơn nữa giàu sụ cũng đi vay, đi vay tiền thánh tại các đền nổi tiếng linh thiêng, như hiện nay miếu Bà Chúa Xứ, ở núi Sam, Châu Đốc. Bà không đòi lãi, nhưng ít ai khi “trả nợ”, lại không trả lãi gấp chục, trăm, thậm chí nghìn lần vốn gốc, chỉ có tính tượng trưng, vài đồng là đủ giúp cho công việc làm ăn phất lên.

Cho vay phải lấy lãi nặng, càng nặng đối với những số tiền nhỏ và đối tượng nghèo. Còn đối với số tiền lớn, đối tượng đi vay tất nhiên là nhà giàu, cho nên ngoài lãi suất tương đối nhẹ hơn, so với nhà nghèo, họ còn phải gá ruộng đất, tạo bảo đảm tốt hơn cho chủ nợ, nhiều khi lợi dụng mưu mô, xiết đất trừ nợ, làm cho người giàu bỗng nhiên hóa nghèo. Vì là cho vay lãi nặng, nên một tỷ lệ không nhỏ cho vay, dê trở thành nợ khó đòi. Đê đòi nợ, người ta có thê thưa kiện lên quan, nhưng tiền lo cho quan có khi vượt quá số cho vay. Nhưng phổ biết nhất vẫn là sử dụng bạo lực (mồm, chân tay, hung khí...). Hóa cho nên đi vay đồng nghĩa với đút đầu vô thòng lọng và tàn đời.


Vì vậy Chúa Giêsu, vốn không ưa nhà giàu, mặc dù thường tiếp xúc với họ, đã chúc phúc cho những ai “cho vay không đặt lãi”, vì lòng xót thương kẻ nghèo. Nhưng mấy ai đã được Thiên Chúa chúc phúc ? Hiện tượng cho vay nặng lãi kéo dài từ thời cổ đại đến nay xem chừng chưa chấm dứt mà càng sinh sôi nẩy nở với đỉnh cao là lối “cho vay tội ác” của bè lũ Năm Cam, chẳng hạn. Tức là cho vay, rồi sau đó, muốn hô người ta đã thiếu nợ, phải trả bao nhiêu cũng được, dù gấp cả chục lần số vốn, thì người này cũng phải trả, nếu không muốn “vắn số”. Hoặc xiết nhà cửa, sau vài tháng vay. Thậm chí ép người ta vay, hai cây vàng chẳng hạn, sau đó đòi cả chục cây. Ác hơn nữa bắt buộc phải vay tiền của “bà trùm” đê nộp cho “ông trùm băng đảng” và sau đó phải trả nợ, như đối với các đối tượng như vừa nói.

Suy cho cùng, loại trừ “cho vay tội ác”, việc cho vay nặng lãi, sở dĩ tồn tại, mặc dù bị nguyền rủa truyền kiếp, ắt là không thê không có nhiều nguyên nhân đáng quan tâm, trong đó có nguyên nhân gắn liền với đời sống xã hội, dù trong thời đại nào. Đó là, thời đại nào cũng có những người tay làm hàm nhai, gặp sự cố trong đời như bệnh của cha mẹ hay bản thân, tai ương như bão lụt mà việc giúp đỡ của nhà nước như muối bỏ biên... thì việc “được vay” đã là phúc, vấn đề trả lãi nặng sẽ tính sau. Có ai đành lòng không chịu đi vay, đê rồi chết vì không có tiền uống thuốc ? Có ai muốn con bị đuổi học hôm nay, vì thiếu học phí đã quá hạn ? Hay là cứ vay cho con được tiếp tục học cho dù một tháng, rồi nợ nần sẽ tính sau ? Cho nên tiền lãi dù nặng, xét ra, không khác chi tiền “mua một hy vọng”, hy vọng tới ngày đáo hạn nợ, có thê gặp một cơ may, vẫn thường xảy ra trong đời người. Vì vậy, người cho vay lãi nặng cũng có khi được kê như người làm phúc, người ơn ! Và việc cho vay lãi nặng vẫn có thê được coi như một lợi ích xã hội nào đó, bởi lẽ không có họ, người túng cùng xoay sở làm sao đây ?

Thế thì, có thê không đặt lãi nặng không ? Không ! Vì sao? Trước hết, vì những đối tượng xin vay thường là nghèo, thậm chí nghèo rớt mồng tơi, hoặc là đã bị đẩy vào tình trạng cùng cực, thậm chí cố cùng. Cho vay trong điều kiện này quả thật nhiều rủi ro, trong đó mất “cả chì lẫn chài” không phải là ít. Đó là chưa kê những kẻ chuyên nghiệp giựt nợ, xin vay cốt đê giựt nợ. Hơn thế nữa, không phải ai cũng có khả năng và năng lực đòi nợ bằng võ mồm, võ chân tay, võ hung khí như đã nói. Còn thuê bọn đâm thuê chém mướn, đã mang tiếng, còn bị tù vì tội chủ mưu, không kê nợ khó đòi chỉ một mà chi phí đòi nợ lên đến mười. Còn kiện hả ? Thà kiện củ khoai ! Vì vậy cho vay lãi nặng là một tất yếu khách quan. Kết án chưởi rủa họ làm gì cho tổn sức và còn mang tiếng ác mồm, không thua đối tượng mình muốn lên án ?

Vấn đề là làm sao nhà nước nhận thức được rằng, trong một xã hội, như trong một cái ao. Ao có cá ăn mặt nước, có cá ăn lưng chừng, có cá ăn đáy ao, cá nào có môi trường ăn của nó, như câu ví von “cá lóc ăn nổi, cá trê ăn chìm”. Xã hội có nhà kinh doanh được sự hỗ trợ của ngân hàng, công ty tài chánh, thậm chí thị trường chứng khoán, có nhà tiêu thương có các ngân hàng nhỏ, các Quỹ tín dụng... và cũng như có những người chỉ vừa đủ ăn, những người tay làm hàm nhai và những kẻ nghèo như vừa nói. Họ không có định chế tín dụng nào dành cho họ, ngoài lực lượng cho vay nặng lãi. Có thê, ta đã có ngân hàng cho người nghèo và chương trình xóa đói giảm nghèo được thế giới biết tiếng và học tập. Nhưng do không có thông tin rộng rãi, nên ít ai biết kết quả, và tác động ảnh hưởng của nó trên xã hội, ngoài chương trình xóa đói giảm nghèo được báo chí quan tâm, nhưng vẫn là công trình “đội đá vá trời”.


Vì vậy đã tới lúc phải có một bộ phận mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phụ trách tín dụng, thanh toán cho tuyệt đại bộ phận dân cư Việt Nam vốn nghèo và vì nghèo, mà đứng “ngoại càn khôn” mặt bằng phục vụ của các ngân hàng hiện nay. Ta không thê mơ ước “dân giàu nước mạnh”, nếu cơ may giàu có chỉ được dành cho một thiêu số đối tượng, chưa chắc đã giàu hoài như Minh Phụng, đã có bạc tỉ trong tay rồi mà còn u mê lao mình xuống vực. Nhà nghèo như bãi rác chung quanh một số lâu đài có củ hành tây làm nóc. Những chủ lâu đài có thê giàu mà không bao giờ sang được. Làm sao sang được giữa mùi rác nồng nặc bao quanh?

Giải pháp phải chăng là thành lập một hệ thống hợp tác xã tín dụng, theo kiêu “Quỹ trung tâm Desjardins” bên Canada (mà ta có “đem trồng” bên Việt Nam, nhưng với kết quả bấp bênh), tức là khéo tổ chức như thế nào mà vừa cho vay hàng triệu xã viên, vừa làm những động tác tài chánh, chứng khoán thế giới rất ổn định và thành công. Ngoài ra phải học tập cho ra trò mô hình “Ngân hàng nhà nghèo” của giáo sư tiến sĩ Yunus bên Bangladesh đã “thành công, thành công, đại thành công”. Kiến thức, kỹ thuật, chiến lược của hai loại tổ chức tín dụng phục vụ người nghèo nói trên, ngân hàng nhà nước ta đã nắm hết rồi. Tất cả còn lại là tấm lòng, hay nói văn hoa hơn là “cái tâm”, cái tâm, như Nguyên Du trong Truyện Kiều : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chớ cứ dấu yêu, chăm chút tối ngày các “Tứ đại mỹ nhân” thời đại : Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng phát triên và Đầu tư, Ngân hàng nông nghiệp, thì không khéo sẽ giống như các vị vua đã dính với “Tứ đại mỹ nhân thời đại” ấy.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1341, Ngày 18.1.2002

CHẠNH LÒNG BẾN CŨ: ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

Lâm Võ Hoàng

Ngày 15.5.1975, sau gần hai tuần đứng mũi chịu sào, làm việc với Ban quân quản, nhận trách nhiệm thay cho Tổng Giám đốc di tản và tất cả các anh chị em đồng sự ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Sài Gòn, tôi lãnh giấy đi học tập cải tạo tập trung theo diện sĩ quan, do Ban quân quản trao. Nhờ trong đêm hãi hùng 29.4.1975, tôi đã ôn lại cuộc đời, đê dọn mình sáng mai đến nộp mình tại ngân hàng và lãnh án “tố khổ” (!?) tôi đã thấy Chúa quá ưu đãi tôi, tài hèn đức mọn mà đường công danh đã thỏa chí bình sanh, hơn nữa việc “tố khổ” đã không xảy ra cho nên tôi vẫn không hối tiếc đã chọn ở lại, mà còn an tâm tin tưởng nhìn vào tương lai mịt mùng : trong đó vẫn có Chúa và Chúa vẫn ở cùng tôi, không xa lìa một tấc một giây. Chúa trong lòng ta, lo lắng gì hồn tôi ơi !”, tôi đã tự nhủ như thế, khi bước qua cổng trại Trảng lớn, dưới chân núi Chứa Chan.

Sau những tháng dài không được tin tức và tiếp tế của gia đình, lao động cực nhọc (do chưa quen) trong mưa dầm nhếch nhác, đâu cũng là bùn dẻo quánh, mùa Vọng đã tới, với cái rét năm đó thật đậm và áo quần chúng tôi vẫn phong phanh như thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị thập tứ hiếu. Như nghe được tiếng vọng từ muôn thuở, các anh em tín hữu Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành) không ai bảo ai, bằng ánh mắt không giấu được nét buồn, nhắc nhở nhau dọn lòng chờ đón Đấng Cứu thế sẽ ngự đến trong vinh quang của âm thầm, nơi máng cỏ là con tim mong đợi tha thiết không tắt hy vọng của mỗi chúng tôi.

Dù đã biết chắc chắn là sẽ không có bất cứ một hình thức thánh lê hay cầu nguyện chung nào, nhưng chúng tôi cũng cứ hy vọng, sẽ có một chung vui nào đó mà những anh em ngoại cũng tỏ dấu trông mong, đê hưởng ứng nhiệt tình, vì từ lâu, Noel là một lê hội văn hóa, không những của Việt Nam mà còn của Á châu, nơi mà tỷ lệ dân số Kitô hữu thấp nhất thế giới mặc dù Chúa Giêsu là người Trung Đông, thuộc châu Á. Chúng tôi cứ hy vọng vừa phải, đê khỏi thất vọng khi vào ngày trọng đại, chẳng thê có được cái gì hết. Chúng tôi cứ tiếp tục công việc bình thường hằng ngày, chẳng đê lộ một ao ước nào hết, mặc dù trong lòng không ngớt vang lên lời ca bất hủ của mùa Vọng : “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc tội”.

Rồi Noel tới gần ! Nhiều anh em nhớ vợ con, kiếm chỗ vắng ngồi một mình, cặp mắt đỏ hoe, có anh bị bắt gặp miệng mếu, mắt đầm đìa. Những tay ngổ ngáo nhứt hình như cũng mềm lòng, bớt trêu chọc và ăn nói sỗ sàng, lại đâm ra kê chuyện “hồi trước” của gia đình đầm ấm của mình, khiến cho bị chọc lại : “Ủa ! tưởng mày là con bà phước, té ra cũng có vợ con hạnh phúc đàng hoàng nữa hả ! Thôi bớt gấu đi nha mậy, đê đức cho tụi tao nhờ !”

Rồi Noel sắp đến ! Không ai bảo ai, mọi người đều đem ra hong phơi bộ đồ vía, tức là bộ đồ còn tươm tất nhứt trong vài bộ đồ cũ mang theo, vì tin lời thông báo “đi học một tháng”. Ai cũng dành dụm một “sơn hào hải vị” nào đó đê ăn lúc nửa đêm. Phần đông là chè đậu xanh cà, đường tán, nấu bằng lon gô (lon sữa bột Guigoz) đậy nắp kín nấu mười phút là xong. Sang hơn thì có mì gói, độn bằng đọt khoai mì (nấu hai nước), có thê “chiêu đãi” thêm hai bạn ăn no.

Lúc đó trại có cho cất một hội trường bằng gỗ và tôn của trại gia binh cũ bị sập, đê làm lớp học chung. Việc xây dựng rất khéo, nhờ kỹ thuật và mỹ thuật của các anh em sĩ quan công binh, gồm kiến trúc sư và kỹ sư. Cây tạp nhạp, họ ghép lại, vừa khéo, vừa chắc, ngồi dưới dòm lên giàng rường, kèo, giăng mắc mong manh như ren, thật thích thú. Nhờ họ có công tác trại, được đi ra chợ mua đinh bù lon, luôn tiện họ mua dùm đường, đậu, kim, chỉ, thuốc men cho anh em, đôi khi “chất tươi”, như bánh ú, bánh lá dừa cho những anh em thân của họ.

Chiều Noel, anh em được rỉ tai là cán bộ cho phép anh em tối ra ngoài hội trường ăn uống nói chuyện tới 9 giờ tắt đèn. Anh em hỏi lại cho chắc, thì mới được biết đó là nhờ hai anh công giáo (tên gì lâu ngày quên) và anh Giáp Tin Lành, òn ỉ xin cán bộ quản giáo từ cả tuần nay. Cơm chiều bữa đó, phần đông giữ lại tối ăn luôn. Lúc đó chúng tôi được quân đội quản lý cho nên còn ăn cơm gạo Trung Quốc và được phát tương hột, mì chính, thịt hộp, ruốc cá hộp, thậm chí sữa bột, cũng của Trung Quốc, cho thấy công của đóng góp của nước này vào sự nghiệp thống nhất hòa bình nước ta, không phải nhỏ và kém chí tình.

Đi lao động về, tắm rửa ngoài suối xong xuôi, anh em về phòng tập trung nấu nướng riêng (gọi là “gô cống”, không được phép, nhưng anh em cứ mắc hoài, khiến cho cán bộ quản giáo đánh giá tình hình mỗi tuần đều không quên kê “gô cống” trong các mặt yếu) cho sẵn, rồi mặc áo quần mới tinh tươm mặt mày tươi rói đầu hớt chải vén khéo, có anh nhìn không ra, tất cả đều vui cười, như thê mọi người đều Ki-tô-hữu. Xong rồi lục tục vào hội trường mang theo “gô cống”, dọn dẹp chỗ ngồi, túm tụm từng nhóm nhỏ thân quen nhau nói chuyệm râm ran. Cán bộ đi qua kiêm tra, dừng lại chỗ này chỗ nọ, anh em đều chào mời uống nước gạo rang (quét mót ở kho gạo), cán bộ từ chối vui vẻ, rồi đê anh em thoải mái, sau khi dặn dò các tổ trưởng, đội trưởng, bếp trưởng đừng đê anh em làm ồn ào mất trật tự. Câu chuyện lại trở lại râm ran, rì rào khắp hội trường.

Bỗng một tiếng hát cất lên : “Trời cao... hãy đổ... sương xuống” làm anh em ngạc nhiên buông chén ly, nhìn về phía bục, thì ra anh... (người đứng xin phép) một cựu tu sĩ còn đầy nét khắc khổ, giọng hát trong và chuẩn. Tôi nghe rúng động trong mình, muốn ca theo, nhưng nhát, thì anh em (công giáo tất nhiên) đồng loại bắt lời ca tiếp : “Và ngàn mây... hãy mưa... Đấng Chuộc tội”, trong khi nhiều anh em khác nhảy lên bục, hợp xướng thành bè rất du dương (nhờ hát nho nhỏ đủ nghe chớ không có rống, như hồi hát nhà thờ). Rồi cứ như thế, hết bài này qua bài kia.

Tới bài “Đêm thánh vô cùng” hay “Trong hang Bêlem”, có tiếng nấc đâu đây, nhiều người đê nước mắt tuôn rơi, không quẹt, trong đó có tôi. Cả một trời thương nhớ xa xưa, đầy yêu thương và thống hối, như ập xuống, bao trùm, ôm ấp chúng tôi. Ai cũng đang hướng về gia đình, cha mẹ, vợ con, người yêu, giờ đây có được đi nhà thờ, ăn Noel không, ăn ra sao, với gì ? Chắc là đang đau khổ, xót xa, cảm thương mình trong vòng lao lý, có dè đâu mình đang ăn sung mặc sướng (?) ấm áp trong tình anh em đồng cảnh và gần gũi với Chúa Giáng sinh và Mẹ Chúa Trời hơn bao giờ hết trong đời.

Rồi đủ thứ nhạc cụ tự chế từ đủ thứ phế phẩm không kê xoong, xô, đũa, muỗng được lục tục mang ra, góp thành giàn nhạc không đến nỗi.

Ác liệt nhứt là độc tấu đàn độc huyền có sáo, ống tiêu thổi đệm, “nó bắt nhớ ông nhớ cha gì không biết, cứ làm gan ruột mình bời rời” như Tâm, tây lai, bạn tôi nhận xét, vừa thích thú, vừa khó chịu. Các anh Tin Lành cũng lên hát thánh ca, khá điêu luyện. Dưới này, anh em nhâm nhi lai rai, rầm rì trao đổi, đã vơi nỗi sầu cố quận.

Đê những anh em khác có thê đóng góp, ban nhạc bắt qua các bài mừng xuân, đặc biệt là bài “Gái xuân” được hoan nghinh nhiệt liệt với những câu gợi cảm : “Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng / Đôi tám xuân đi trên mái tóc / Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?”. Câu cuối này được ca sĩ nhấn mạnh hỏi to. Cả hội trường đáp : “Buồn thấy mẹ !” Rồi cười vang, như ở trong các phòng trà.

Bỗng nhiên, tôi ngồi gần cửa dòm ra ngoài, thấy ba bốn cán bộ quản giáo đứng xa xa nhìn vào trao đổi. Tôi thầm khen sự khôn ngoan của mấy anh. Vì nếu các anh bước vào hội trường trong lúc chúng tôi đang say sưa hát và nghe hát, thì chắc sẽ có một số anh em yếu bóng vía, chạy vọt ra ngoài về phòng, thì sẽ khó tránh khỏi cảnh lộn xộn, nhốn nháo giữa đêm hôm. Tôi bèn nhờ một anh bạn nhỏ kín đáo thông tin cho “ban tổ chức” biết, đê tìm cách kết thúc êm đẹp. Thế là các anh này liền chuyên qua bài “Khải hoàn ca”, rồi “Như có Bác Hồ” là bài kết thúc quen thuộc những buổi lên lớp. Tôi tiếp tục quan sát kín đáo các anh cán bộ khi anh em đứng lên, trật tự kéo nhau rời hội trường, các anh biến đâu mất. Anh em về ngủ no say.

Sáng hôm sau, trong khi lao động, tôi hay tin anh cán bộ cho phép chúng tôi bị “dũa”. Nhưng chiều lại, trong giờ tập hợp sinh hoạt, anh chỉ êm ái thông báo việc chúng tôi tùy tiện tổ chức ca hát và ca hát những bài không được kiêm duyệt là vi phạm nội qui. Tuy nhiên, do đây là lần đầu và cũng do anh em biết tự giác giữ trật tự tốt không làm ồn ào thái quá, hơn nữa bảo đảm không khí an tâm tin tưởng, học tập tốt, lao động tốt, nên thông cảm cho lần này, chỉ hai anh đứng ra xin phép miệng là chỉ ăn uống, chuyện trò, thì sáng mai ở nhà kiêm điêm. Tan hàng, chúng tôi xúm lại an ủi hai anh nhưng họ bảo không sao, vì đã định liệu trước rồi. Vả chăng Thiên Chúa còn phải trả giá cứu chuộc, phận mình thấp hèn làm sao thoát được ?

Năm sau, Quân đội bàn giao chúng tôi cho Công an quản lý. Nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi cung cách quản lý “tù hàng binh” của quân đội, bản lĩnh, quảng đại, thông cảm, tới nay còn đê ấn tượng tốt đẹp. Từ đó, mỗi khi gặp nhau, chúng tôi thường nhắc nhở anh X, anh Y, anh Z. Nhờ các anh, nói chung, chúng tôi mới được một Đêm Thánh suôn sẻ tuyệt vời, đầy tiếng ngợi ca cộng hưởng với tiếng nhạc thiên thần dâng lên Thiên Chúa Giáng sinh, giữa cái rét căm căm năm ấy.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1337-1338, Ngày 14.12.2001


TỪ TRƯỚC TRUYỀN TIN CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Lâm Võ Hoàng

Ta không thể nói là tôn vinh Đức nữ Trinh Maria và Thánh cả Giuse, nếu chỉ biết đơn thuần thần thánh hóa các ngài mà bỏ qua những nét con người tuyệt vời của đời sống, cá tính, bản lĩnh, đạo đức đầy sức thu hút của các ngài, không những có khả năng thể hiện đỉnh cao những giá trị nhân bản cao quý muôn thuở, mà còn xứng đáng tiêu biểu cho mọi nền văn minh nhân loại, trong đó có nền văn minh truyền thống nho giáo của Á Đông ta, theo đó, không thể “nên thánh”, nếu chưa trọn đạo “làm người”. Vậy xin phép được chia sẻ một số suy niệm độc lập của một giáo dân về chất người trong tính thánh.

Từ trước truyền tin cho đến Giáng sinh là quãng đời “cực trí” nhứt của Đức Maria. "Cực trí" nói ở đây không phải, như đối với mọi người bình thường, là vừa rối trí, vừa khổ tâm. Đối với Đức Mẹ, dù cực trí đến đâu, Mẹ vẫn ở trong bình an vô biên của Thiên Chúa, nhờ sức mạnh của đức vâng lời và niềm phó thác, biết và dám cậy trông vào lòng xót thương của Chúa, đến thời tới lúc, sẽ tỏ rõ thánh ý, không khi nào là không tuyệt diêu, siêu vời, cho dù đôi khi là những đau khổ như bị “lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn”. Được hiểu như thế, sau đây là những “cực trí” xảy ra cho Đức Maria từ trước Truyền tin đến Giáng sinh.

Cực trí khi đính hôn với Giuse

Như nhiều thiếu nữ Do Thái, Đức Maria rất sùng đạo, đồng thời cũng được tiếp thụ nhiều hiểu biết thực tiễn về cuộc sống, từ giáo dục của mẹ là thánh Anna và các bà giàu kinh nghiệm trong gia đình và lối xóm. Như “anh hoa phát tích ra ngoài” (Kiều) tính thánh vô nhiễm nguyên tội bên trong Đức Maria, đã biểu lộ thành một vẻ đẹp cốt cách, sang cả và một trí thông minh khôn ngoan lạ thường, khiến ai nấy gần xa đều quí mến và nể trọng vô cùng. Khi tới tuổi “cập kê”, Đức Maria, như mọi thiếu nữ khác, đã không khỏi có nhiều suy nghĩ, tính toán về tương lai cũng như về duyên phận mình. Tuy nhiên, vốn tuổi nhỏ mà chí cao, từ tấm bé đã hướng lòng trí về Yavê, say mê thuộc lòng các thánh vịnh như món ăn thiêng liêng hằng ngày, Đức Maria đã âm thầm lập tâm giữ đồng trinh, trọn đời tận hiến cho Thiên Chúa của tổ tiên mình.

Hỡi ôi ! “nhân định thắng thiên” sao đặng ? Một hôm, hai Đấng Gioa-kim và Anna đã gọi Đức Maria lại gần và cho biết đã quyết định gả mẹ cho Đức Giuse, tuy thợ mộc nhưng xuất thân hoàng tộc Đavít. Đức Mẹ không khỏi bối rôi. Làm sao dung hòa lời lập tâm phát nguyện đồng trinh của bản thân với lệnh trên của “cha mẹ (mà theo đạo hiếu) đặt đâu con ngồi đo”; nhất là khi cha mẹ đặt quá đúng chỗ ?

Riêng phần Đức Giuse, đối tượng mơ ước của hết thảy thiếu nữ Nazarét, lại không hề đê ý đến một ai. Ít nói, nghiêm trang, cốt cách trượng phu quân tử, từ lâu Giuse đã âm thầm “chấm” Maria, nhưng không dám hở môi, vì phận nghèo, hơn nữa mồ côi. Khi Đức Anna nhờ người báo cho biết sẵn sàng gả Maria cho, Giuse bàng hoàng như nghe tiếng vọng từ muôn thuở, lúc chưa có đất trời. Nhưng tánh vốn cả quyết và mau mắn, ngay trong ngày, Giuse đã nhờ mai dong đem sính lê đính hôn tới dâng, với biết bao hạnh phúc phơi phới trong lòng.

Cực trí là Maria. Đã không chê Giuse, hơn nữa, còn yêu trộm nhớ thầm ý trung nhân, từ ngày “được lệnh” vu qui của song thân, Maria không khỏi “chết điếng” khi xét mình, thấy ơn gọi giữ đồng trinh vẫn mãnh liệt trong tâm hồn. Làm sao giải quyết? Nhưng một tiếng thì thầm trong con tim cho biết Thiên Chúa, bằng cách nào đó, sẽ nhậm lời cho Maria cuối cùng sẽ được mãn nguyện.

Cực trí khi nghe Truyền Tin

Ai học được chữ ngờ ? Một sáng kia, Maria đang dọn dẹp nhà cửa thì một thanh niên tuấn tú phi phàm, mặc toàn trắng, đột nhiên xuất hiện, tự xưng là Thiên xứ Gaprien đến truyền tin mừng vĩ đại. Dù tuổi còn thơ, nhưng đã đầy nét đoan chính mẫu nghi, Maria nhận thấy có chỗ chưa thông trong truyền tin, cho nên êm ái, chững chạc hỏi lại cho rành rẽ. Thiên sứ không những không dám giận dữ, như đối với ông Dacaria, nửa năm trước đó, mà còn giải thích tường tận và dẫn chứng đầy sức thuyết phục với câu kết đanh thép, xứng đáng là con người Nhà Trời. Tuy lý trí Mẹ chưa thê hình dung được yêu cầu của Thiên Chúa, nhưng thông tuệ sắc sảo, trực giác nhạy bén, cũng như linh hồn thiên thuộc của Mẹ cho thấy đây là chuyện không thê suy nghĩ, mà chỉ có thê đáp lại bằng một vâng phục, phó thác tuyệt đối tự do, tuôn tràn Tình yêu và hạnh phúc cứu độ.

Vì vậy, ngay sau khi Maria gút lại : “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, thì trong chớp mắt “Thánh Thần đã ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao đã rợp bóng trên Bà” và Ngôi Lời, Con Thiên Chúa, Đấng Thánh, đã nhập thê trong cung lòng Trinh nữ của bà và đã làm người, vừa là Thiên Chúa vừa có nhân vị, hai bản thê vĩnh viên riêng biệt và thống nhất. Khi sứ thần từ biệt ra đi, cô gái quê mùa thành Nazarét, đã trở thành mẹ Thiên Chúa, Nữ vương thiên đình.

Nhưng Maria nào có hay biết gì đâu ? Bà chỉ ghi nhớ thông tin : “Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với Bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”, và Bà chỉ muốn bay đến nhà bà chị ở Ain Carim, cách Giêrusalem vài cây số, đê xem bà lão có bầu ra sao. Vì vậy Bà đã êm ái gạt phắt đề nghị của Giuse xin được tháp tùng : “Mới đám nói mà đã đòi dắt người ta đi xa, không sợ bị chê cười hay sao ? Với lại người ta đi chăm sóc đàn bà đẻ, đàn ông đi theo làm gì ?” Giuse hả dạ, riu ríu nghe theo, ở nhà khẩn trương làm cho xong mấy món đồ gỗ đê sớm lãnh tiền lo đám cưới, rước dâu.

Tới nơi gặp bà chị đã bắt đầu lệt bệt và nghe lời lạ lùng bà đón chào, cho biết thai nhi đang nhảy lên, vui sướng triều kiến Ấu Chúa và Mẫu Hậu đầy ơn phúc, Maria đã tức khắc nhận ra rằng "Thiên Chúa đã thực hiện những gì Người đã nói với Mẹ, như Mẹ đã hằng tin”. Và Mẹ đã cất tiếng “ngợi khen Thiên Chúa” muôn đời con vang vọng.

Sau hân hoan hội ngộ, Mẹ ngày càng nhận ra sự hiện diện của Đấng Cứu độ, Con mẹ, mà Itraen đã và đang mong chờ. Cực trí lại nổi lên : “Làm sao giải thích cho chàng hiêu, không phải đê chàng tha thứ, mà đê chàng hết lòng, hết dạ, hết sức cộng tác với mình trong công trình nuôi dưỡng, giáo dục phò trợ Đấng Cứu thế trong bước đầu cuộc sống tràn gian của Người, cho tới khi thời tới, Người sẽ xuất gia hành đạo ?” .Nhưng than ôi ! Ngôn ngữ nhân loại nào có thê làm cho Giuse quán triệt được sứ mạng cao cả đang chờ đợi Ngài ? Thôi thì đành phó thác cho Thiên Cúa, sẽ hoàn tất mọi công việc Người đã bắt đầu làm. Tới lúc, chính Thiên Chúa và chỉ Thiên Chúa, sẽ cho Giuse biết hết mọi sự cần thiết, đê nhận nhiệm vụ, nắm vị trí và giữ vai trò đã định từ muôn thuở. Vì vậy Maria quyết định giữ thái độ im lặng tự nhiên bình thường, ai hiêu sao thì hiêu.

Cực trí khi vu qui về nhà Đức Giuse

Khi thấy Giuse đem sính lê đê rước dâu, vài hôm sau khi Bà trở về, Maria chỉ có thể nghĩ rằng vì tình yêu quá sâu đậm, Giuse đã chấp nhận bỏ qua mọi sự, kê cả cái bầu, cho nên Bà đã dự tính sẽ nói hết sự thật, rồi tùy ý chàng định liệu, kê cả việc chàng bỏ nhà ra đi. Vì điều cốt yếu đối với Bà là Hài nhi đường đường, chính chính có cha là Giuse, trước mặt gia đình và xã hội. Sự bỏ nhà của chàng rể có thê được hiêu như hậu quả của một xung khắc bất chợt, thường xảy ra trong đêm tân hôn giữa vợ chồng son khó tính, thiếu chuẩn bị.

Điều Maria không thê ngờ, do đó mang nặng nỗi cực trí suốt cuộc lê thành hôn cho tới khi giao bôi trong loan phòng, là sở dĩ có cuộc rước dâu, là vì Giuse đã được Thiên sứ báo mộng, cũng như đã hiêu rõ mọi nguồn cơn của Trinh thai, cho nên, khi thân nhân ra hết khỏi loan phòng, Maria không khỏi run sợ khi thấy Giuse, hết sức nghiêm trang, tiến đến giường mình : liệu chàng có khứng nghe lời mình chăng ? Sau khi nghe lời, liệu chàng có thực hiện quyền "phu xướng phụ tùy” không?

Nhưng kìa Tân lang lại đến quì kính cẩn dưới chân Tân nương và chủ động đề nghị chúng mình, đứa này thánh hiến đứa kia cho Đấng Tối Cao, đê từ đó vợ chồng sẽ giữ đồng trinh cho nhau, đê dốc sức, dốc lòng phò tá “Đấng Thánh, Con Thiên Chúa sắp sinh ra, để đến thời, Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”. Chừng đó, Thánh Cả, được coi như đã hoàn thành sứ mạng làm cha, làm thầy dưới đất của Con Thiên Chúa, sẽ mãn nguyện xin “được ra đi bình an”. Còn đối với Me Mariạ, thì xin ở lại với Con cho tới ngày tận thế, đê giúp con hoàn tất công trình cứu độ dâng về Chúa Cha.

Được phu quân chủ động đề nghị vợ chồng giữ đồng trinh, Maria còn vui mừng hạnh phúc nào hơn ! Nhưng chuyện không đơn giản. Vì đạo Do Thái rất rạch ròi với điều thanh sạch và ô uế, từ đó, tuyệt đối kỵ với điều quái gở, công trình của Quỷ vương và địa ngục. Việc đã cưới hỏi làm vợ chồng mà lại giữ đồng trinh, hơn nữa lại còn sinh con trinh thai quả là điều không thê tưởng tượng, thậm chí là “kinh tởm của kinh tởm” khi “quái thai làm người” ấy lại tự xưng là Con Thiên Chúa, là Đấng Mê-xi-a phải đến! Ném đá cho chết, xét ra còn nhẹ, so với mức độ phạm thánh!.

Do vậy, bí mật của Thánh Gia hẳn là bí mật tuyệt đối trọn đời của nhau, không đê bất cứ ai khác, kê cả cha mẹ, được biết. Do vậy, hai Đấng phải hết sức ý tứ, giữ gìn, bề ngoài giữ đạo xướng tùy, thậm chí trong việc ăn nằm âu yếm sao cho có vẻ bình thường. Vì các bà Do Thái mãn kinh thường hay “tí toáy” rủ nhau nhìn trộm đôi trẻ tân hôn xem “loan phụng hòa minh” có mặn nồng không, đê mừng cho chúng nó, hoặc đê tìm cách giúp đỡ, nếu có vấn đề, tất cả với sự tán thành của bố mẹ đôi bên.

Vì những lý do nêu trên, người viết suy đoán là bí mật Đức Mẹ trinh thai Chúa Giêsu Kitô chỉ được đích thân Đức Mẹ tiết lộ sau khi Chúa Kitô về trời, mục dích là đê soi rọi một ánh sáng mới, hun đúc một sức mạnh mới cho đức tin chưa mấy củng cố của cộng đoàn tín hữu buổi đầu. Cho tới ngày bí mật được tiết lộ, Chúa Giêsu luôn luôn là con bác thợ mộc và bà Maria, trước mắt của tất cả mọi người, kê cả các tông đồ và gia đình nội ngoại của Chúa Giêsu. Nếu bí mật được phát hiện trong khi Chúa Giêsu còn tại thế, thì sức phá hoại của sự tiết lộ sẽ vô cùng khủng khiếp. Chúa Giêsu đã lướt qua được đám người đang nhào tới xô Ngài xuống vực, thì sẽ không có chút khó khăn nào trong việc bảo vệ cho đến cùng bí mật nền tảng của Kitô giáo.

Vấn nạn cuối cùng là tại sao người đồng thời của Chúa Giêsu coi việc Người là con bác thợ mộc Giuse, là điều hiển nhiên không có gì bàn chắc chắn như đinh đóng cột đê miệt thị Người ? Theo suy nghĩ độc lập của người viết, điều này có thê giải thích không khó khăn. Một mặt Chúa Cha tạo con người của Ngôi Lời nhập thê, không thê không đếm kê đến những tiêu chuẩn xã hội đương thời như “con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời”. Lợi ích hiên nhiên của công trình cứu chuộc là Chúa Giêsu không thê giống bất kỳ ai, càng không thê không giống bất kỳ ai, chỉ có thê giống như đúc Thánh Cả Giuse, không những về mặt mũi, mà còn về tướng tá nữa. Thánh Giuse vạm vỡ chỉ có thê là người duy nhất “sinh” ra Chúa Giêsu cao 1,83m (kích thước đo theo tấm vải liệm thành Turin).

Vì vậy, người viết tưởng tượng trong đêm Giáng sinh, Đức Mẹ tự giải quyết vấn đề lâm bồn như nhiều thiếu phụ Trung Hoa trước đây (tới ngày sanh vẫn đi lao động, sanh con xong, bọc tã cho ấm, địu trên lưng, trở lại lao động ngay), nhờ được các bà “tí toáy” chỉ bảo cho, khi hay tin Giuse và Maria gần ngày sinh phải đi Bêlem kiêm tra dân số, vì biết rằng chẳng hàng quán nào chịu chứa chấp bà bầu sắp bê chum. Sau khi khai hoa nở nhụy vuông tròn, Đức Mẹ gọi Thánh Cả vào xem mặt con. Ngài bước vào bái lạy Chúa Con, nhắm nghiền mắt trong tả bọc thơm tho mang theo. Bỗng ngài nhìn sửng vào mặt Hài nhi và kêu “Trời !”. Đức Maria tuy mệt mỏi nhưng vẫn nở nụ cười tươi rói : “Anh thấy Con giống anh như đúc không ? Đó là phần quà mà Giavê dành cho anh đê cám ơn lòng trượng phu quân tử quảng đại hào hiệp của anh đó !” Nói xong, Mẹ thiếp đi, trong khi trên trời, muôn vàn Thiên binh, Thiên sứ chưa hết cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nguyệt San CGvDT Số 84, Tháng 12.2001

CỨ VUI BUỒN VÀ VẪN SÁT CÁNH

Lâm Võ Hoàng

Nhân dịp ngày 10.7.2001, báo Công giáo và Dân tộc (CGvDT) tròn 26 tuổi, người viết được tòa soạn tranh thủ viết bài. Mặc dù đã cố hết sức phân trần rằng từ buổi đầu cộng tác đến nay đã hơn mười năm, người viết hầu như chỉ nhất quán khen tờ báo, khen mạnh dạn, khen chí tình, giờ đây hết cái đê khen xin tha một phen ! Nhưng rốt cuộc rồi cũng thua, cho nên mới có đôi giòng tâm sự này đê mừng nhau.

Thật là vất vả ! Vì đầu óc bây giờ đã tới tuổi già cỗi, đâm ra khô khốc. Viết được một bài, không khác bà lão sinh con, vừa oán ông lão đầu têu bày đặt, vừa hận mình sao đê lọt tai tiếng nằn nì ? Nhớ lại, bèn phục và thương bác Sên, 92 tuổi, mà viết vẫn dê ợt, văn vẫn tươi rói. Chỉ vì nê sợ lão Trần thúc hối viết bài về khám lớn, mà suốt 8 ngày đêm bác không ngừng gõ máy chữ. Trời nực, tháo mồ hôi, cởi trần mà gõ, trúng gió bác đi một lèo về chín suối, chấm dứt “hơn nửa đời hư” !

Báo CGvDT của chúng ta, như trời sắp về sáng, ngày càng tỏ lộ tính đặc thù độc đáo. Với nguồn gốc chịu chơi và xuất phát điêm nhanh nhẩu, tờ báo từ buổi đầu đã hứng chịu nhiều điều tiếng, từ một bộ phận không nhỏ người Công giáo “nhợn” vì chủ trương và một số bài “làm nghĩa vụ” của tờ báo mà họ thấy không cần thiết, về nội dung, lẫn cách viết, hoặc mang tính chất, “nào ai có khảo mà mình lại xưng” (Kiều).

Nhưng rồi, với ngày tháng phôi pha và với thế “độc tôn” của tờ báo, người ta nhận ra không lẽ “nhợn” hoài, từ đó lần hồi quen hơi bén tiếng, rồi chấp nhận nó, hoặc đón nhận nó mà không hoàn toàn chấp nhận nó, vì những mặt lợi ích nhất định của nó.

Mặt khác, trước sự ủng hộ ngày càng rõ nét và “nở nồi” như nói trên, tuy không loại trừ những “cay đắng” không thê tránh. Khi lỡ thu hẹp sự chọn lựa vào một hướng nào đó, tờ báo cũng lần hồi trở về với tên gọi của mình, và lần hồi tự thê hiện ngày càng “Công giáo” hơn “và” ngày càng “Dân tộc” hơn, tức là tìm được bản sắc và lòng tự trọng của mình.

Từ đó, những năm gần đây, tờ báo có sức thu hút độc đáo lạ kỳ. Bạn đọc của nó không chỉ giới hạn vào thành phần công giáo, mà còn gồm những tín hữu tôn giáo bạn, thậm chí những người không tôn giáo. Trong giới bạn đọc Công giáo không phải ai cũng ưa nó, một số không ít không thích chủ trương, lập trường của nó, đúng hơn, lập trường của những người chủ trương tờ báo. Là tờ báo đoàn thê của một địa phương, CGvDT được phát hành nội bộ rất rộng rãi, có thê nói khắp nước. Người viết không rõ trong số 25 giáo phận Việt Nam, có giáo phận nào mà CGvDT chưa phát hành tới hay không ?

Người viết được chứng kiến tại một Tòa Giám mục miền Trung, ngày báo CGvDT ra tới, các cha vùng quê tấp nập tới nhà Đức cha lấy báo trong hộp thơ của mình rất vui. Còn tại Tòa Tổng Hà Nội, như đã viết năm 98, các cha đến mừng thượng thọ Đức Hồng y, ăn vừa xong bữa cơm chia tay, nghe thấy có báo CGvDT ra (rất trê), bèn ùa chạy tới lấy tờ báo vừa đọc, vừa đi về chỗ. Rõ ràng, người ta có thê thích mà vẫn không ưa !

Sức thu hút độc đáo lạ kỳ của tờ báo như nói trên có lẽ bắt nguồn từ chỗ tòa soạn đã biết (do rất cần) tranh thủ, thu hút lực lượng cộng tác viên từ nhiều chân trời : giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ nam nữ, giáo dân, trí thức công giáo và không công giáo, thông tín viên nhiều nơi, nhưng chưa đều khắp, lực lượng trẻ nhiệt huyết xông xáo, bản lĩnh, có trình độ văn hóa và giáo lý, nối kết cái khô khan khó nuốt của yêu cầu sống đạo với cái biến chuyên, sáng tạo, sôi nổi, khai phóng của thực tế sống trẻ đáng yêu, đáng quý lành mạnh ngoài đời, giữa thế gian.

Vì thế độc-tôn-của-diên-đàn-hầu-như-độc-nhất, của nền đạo, ít ra ở phía Nam, tờ báo trở thành “hũ mắm treo đầu giàn” mà dù vui hay buồn ai ai cũng cần phải quan tâm, vì nếu nó rớt bê, thì phần thiệt thòi của người đọc nhiều hơn là của người chủ trương. Do vậy, dù vui hay buồn, ai ai cũng nhớ tưởng tới nó và ra sức “mửa máu” viết bài cho nó, cắn răng ráng-chịu-cho-quen, khi nó sanh chứng sửa bài, phản nghĩa tùm lum, thậm chí còn vất bài vào sọt. Hỡi ôi ! Không đi với Thầy, con biết đi với ai ? Miên sao cho nó còn sống, ngày càng phong phú, nhờ sự góp sức vô vị lợi của nhiều người.

Nói cho vui thế thôi, chứ đã là tín hữu, thì người ta sống không phải bằng nhuận bút của tờ báo, mà bằng ân huệ mà Thiên Chúa trả công đền bù gấp bội. Nhờ cần viết bài cho nó, mà các đấng phải động não nhiều hơn, lập luận, nói năng dê tiếp thu hơn, từ đó không ngừng đào sâu tư duy, bám sát Thiên Chúa nhiều hơn, đê có cảm hứng viết bài, rồi sử dụng thử trước một số ý của bài, ngay trên tòa giảng cho bổn đạo, thấy chỗ nào chưa trơn tru, thì còn kịp thời sửa chữa, trước khi giao bài cho báo.

Nhưng thu lợi “đền bù” nhiều nhứt là anh em giáo dân trí thức có dịp đóng góp chuyên môn của mình cho đồng đạo, trên hết có dịp đào sâu vốn giáo lý tất nhiên là còm cõi của mình và phát triên nó thêm bằng những tư duy sáng tạo, mạnh dạn mà vẫn không ra khỏi khuôn khổ của thần học và giáo huấn.

Quan trọng hơn, họ còn cố gắng đưa ra cái nhìn Kitô, với tất cả sự bạo dạntự do của con cái Thiên Chúa, đối với những vấn đề, những thời sự trần thế mà Giáo hội quan tâm trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội, với ước mong, bằng kỹ thuật và chuyên môn mà họ được đào tạo, có thê kết hợp nhu cầu tự nhiên của đời sống trần thế với yêu cầu cánh chung giải thoát của Thiên Chúa.

Đê làm được việc này, họ may mắn có nguồn cảm hứng phong phú, vô giá, hết sức thiết thực là Chúa Giêsu Kitô mà cuộc sống, lời nói, hành động, giáo huấn, dụ ngôn chứng tỏ Người hiêu rõ con người hơn ai hết, từ đó, Người đưa ra những giải pháp cho cuộc sống, hoàn toàn và tuyệt đối khả thi, mà những ai dám tin và sống theo đều trở thành, không phải là siêu nhân, mà là con người trọn vẹn, được giải thoát. Ai đó đã nói món quà quí giá nhất mà Thiên Chúa đã ban cho loài người, đó là những vị thánh đã được hiên vinh, hoặc còn âm thầm trong lòng Đấng cứu độ ?

Báo CGvDT đã tạo cho anh em trí thức công giáo một số điều kiện ban đầu đê sống đạo và chia sẻ kinh nghiệm sống đạo, trong chuyên môn, giữa trần thế. Không có báo, chúng tôi cũng không chết, nhưng sẽ không có cơ hội đào sâu lòng tín trung với Chúa, đê viết bài, từ đó, trong tư duy và đời sống, tỏ ra trách nhiệm với những gì mình đã viết.

Nhờ báo CGvDT, một số anh em chúng tôi được cộng đoàn Dân Chúa biết tên, được các đấng mạnh dạn sử dụng và được các anh chị em tín hữu tin tưởng tâm sự hoặc hỏi ý kiến, hay xin chia sẻ kinh nghiệm. Đó là phần thưởng vô giá mà Thiên Chúa dành cho chúng tôi, mặc dù do hoàn cảnh và điều kiện bản thân, chúng tôi chỉ mới ở giai đoạn “a, bờ, cờ” của ý nguyện, như vậy vui buồn là điều không thê tránh. Cứ vui buồn, miên là vẫn sát cánh với nhau vì Công giáo và vì Dân tộc.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1314-1315 Ngày 6.7.2001

MỘT SỐ KỶ NIÊM VỚI ĐỨC CHA THUẬN


Lâm Võ Hoàng

Do những cơ duyên tình cờ, tôi được may mắn biết và quen với Đức Phanxicô Xaviê Hồng y tân bổ Nguyên Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

Trước hết vào khoảng cuối những năm 50, tôi còn đang trên đường tiến về giếng thánh tẩy, thì được các anh chị em mời gia nhập nhóm trí thức công giáo Pax Romana Việt Nam. Trong một buổi họp đầu tháng, đang khi giải lao sau thánh lê do Đức cha Phaolô Bình cử hành, thì có một linh mục trẻ đến thăm. Tiếng rì rào chuyền tai cho biết đó là cha Thuận, cháu kêu bằng cậu ruột của Tổng thống, vừa mới ở Rôma về. Chúng tôi vui vẻ chủ động đến bắt tay chào ngài đê tỏ lòng hiếu khách đón nhận người anh em đến thăm, nhưng không có trao đổi gì nhiều, vì khách khá đông.

Năm 1967, tôi phụ trách ngoại thương và viện trợ Mỹ tại Bộ Thương mại. Một hôm, ông Bộ trưởng, được mời, đến phòng làm việc của tôi, nhờ tôi thay mặt ra Huế dự lê tấn phong giám mục của ngài, trưa đi chiều về. Buổi lê được tổ chức đơn giản vào lúc xế chiều dịu nắng, hình như trong sân cỏ chủng viện. Thánh lê được cử hành dưới mái bạt, có thêm nghi thức cung đình : lính hầu, tàn tán, lọng che, chiêng trống... Tôi chỉ nhớ mang máng và quên nhiều chi tiết.

Điều gây ấn tượng mạnh cho tôi là thái độ khiêm tốn và sắc mặt trắng bệch có lẽ do cảm xúc của ngài mà lý giải, phải chăng là ở vào năm cuối, của tuổi 30, ngài đã cảm nhận tình thương của Thiên Chúa và lòng tin cậy của Giáo hội đã trao ban cho ngài một thánh giá quá nặng ? Lê vừa chấm dứt, tôi tranh thủ ra về cho kịp chuyến bay của Air-Việt Nam (tôi không đi chuyên cơ) nên không dự tiếp tân. Vào những năm đầu 70, trong một chuyến máy bay đi Nha Trang, tôi thấy ngài, miệng ngậm điếu Salem, cùng đi, nhưng không thê hôn nhẫn ngài.

Sau 30.4.1975, trong trại cải tạo Long Khánh, tôi hay tin ngài trở thành đồng cảnh của tôi và được đưa ra Bắc. Tôi bắt đầu cầu nguyện cho ngài, như con chiên cho chủ chăn. Thời gian trôi qua, vừa bất tận, vừa nhanh như chớp. Đối với nhiều người, đó là thời gian của sụp đổ, thậm chí của “lên voi xuống chó”. Đối với tôi, một khi đã chọn ở lại, thì điều lôgíc là phải hoàn toàn tín thác vào hồng ân và quan phòng của Thiên Chúa. Mọi việc xảy ra cho tôi đều giống như những món ăn hồi nhỏ má cho ăn, dù sướng hay cực, đều ngon cả, vì đó la của má cho ăn và được ăn chung, trong tiếng cười râm ran của tình mẹ con hả hê với nhau.

Nhờ chú ý, tôi được nghe, từ nhiều phía, nhiều điều trái ngược về hai chủ chăn của tôi là Đức Tổng Bình và Đức Tổng Thuận. Bởi lương tâm là cái riêng tư nhất của con người, kê cả đối với Thiên Chúa, cho nên tôi tuyệt nhiên không đánh giá hay phê phán bất cứ ai về những suy nghĩ, nhận định thê hiện lương tâm của họ. Vì mọi thông tin đều phản ánh một mặt chân lý khách quan nào đó, cũng như những mặt hạn chế và yếu đuối chủ quan nào đó của người loan truyền.

Thôi thì cứ coi đó như những cỏ cây trong thiên nhiên, cái nào ăn được thì cứ ăn, còn cái nào không ăn được thì thôi, không ăn, nhưng đừng chê. Phần tôi, điều trong khả năng tôi làm được, mà không sợ lầm, đó là cứ cầu nguyện và tỏ lòng yêu mến, kính trọng, thông cảm, bác ái với Đấng chủ chăn mà trong tình thế khó xử, không thê tránh né chọn lựa một quyết sách nào đó. Nhiều người cho tôi là ngu tín, ngây thơ. Tôi chỉ tiếc rằng mình quá non yếu, tội lỗi, nên chưa được hồng ân “điên rồ” như Thánh Phaolô Tông đồ.

Nhờ biết mến yêu, cầu nguyện cho hai chủ chăn, tuy hai hoàn cảnh, nhưng cùng mối ưu tư đau khổ, mỗi đấng một cách mà trong cái đói, cái rét, cái cực nhọc, cái thiếu thốn, không thê tránh, của vòng lao lý, tôi vẫn vui vẻ bình an, vì có Đức cha Thuận chia sẻ, và có Đức cha Bình xót xa cầu nguyện, trên hết có Chúa quan phòng và Đức Mẹ hằng cứu giúp hằng ngày nâng đỡ ủi an cách đặc biệt. Sau khi được trở về, tôi thường lui tới viếng thăm Đức cha Bình và không ngớt cầu nguyện cho Đức cha Thuận được “chân cứng đá mềm”.

Mặc dù tôi tránh không hề hỏi han gì về tình hình, Đức cha Bình thỉnh thoảng cũng tâm sự với tôi về những hiêu lầm về ngài của nhân thế và Tòa Thánh, cho tới lúc ngài nói đã mệt nhọc, khó nghe, trong khi tôi, như Lão Lai trong Nhị thập tứ hiếu ngồi xẹp xuống gạch bên cạnh ghế dài của ngài nằm trong hành lang, cứ đem chuyện tếu ngoài đời kê cho ngài nghe, làm cho ngài buồn cười như mếu không ra hơi.

Trở lại câu chuyện Đức cha Thuận. Tháng 10.1989, tôi đã thôi làm chuyên viên kinh tế sau chín năm công tác trong biên chế của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố, đê có tư thế tự do độc lập viết bài cho báo Tuổi Trẻ, tôi được ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) mà tôi chưa được vinh hạnh gặp mặt, mời ra Hà Nội với anh Huỳnh Bửu Sơn tham gia, soạn thảo đề cương “Đổi mới căn bản ngân hàng”. Trong cái vui thấy được ngày mà tôi đã chờ đợi từ hơn 14 năm qua, khi chọn ở lại, cũng như được cầm trong tay cái “vé" ra Hà Nội, mà tôi đã phải mua bằng cái giá hơn 50 tháng cải tạo, một niềm vui riêng trồi lên. Đó là có dịp viếng thăm Đức cha Thuận.

Nguyệt San CGvDTsố 74 Tháng 2.2001