Monday 21 April 2008

KẾT THÚC THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CHÂU Á: GẶP GỠ BIỂN ĐỨC ĐÔNG Á CHÂU

Lâm Võ Hoàng

Từ ngày 18 đến 21.10.1999, đã diên ra lần đầu tiên tại Đan viện Waegwan, Xơ-un Hàn Quốc cuộc "Gặp gỡ Bề trên cả các Đan viện Biên Đức Đông Á” nam và nữ của năm nước: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Phi Luật Tân, nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động, đời sống đan tu của nhau, giúp các đan viện trong khu vực nâng cao nhận thức và đáp ứng thích đáng các đòi hỏi của thời đại vào thế kỷ 21. Đoàn Việt Nam gồm: Đức Đan phụ Tê-pha-nô Huỳnh Quang Sanh, Đan viện Thiên An, Huế, kiêm Tỉnh phụ Dòng Biên Đức Việt Nam và chị Đan trưởng Agnès Lê Thị Tố Hương, Đan viện Nữ Biên Đức, Thủ Đức (TP. HCM). Sau hội thảo, có chương trình thăm viếng các Đan viện và các tu viện Phật giáo Hàn Quốc. Sau đây là các đề tài trao đổi :

I.Truyền thống đan tu Biên Đức cống hiến gì cho thế kỷ 21?

Dòng Biên Đức không chỉ là một "Dòng”, mà là một gia đình đa văn hóa, cấy sâu gốc bền rê, lớn lên và phát triên đời sống đan tu của mình trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cũng như trong thực tại cụ thê của con người, từ đó, trải qua gần 15 thế kỷ, vừa chịu ảnh hưởng, vừa tác động, tốt cũng như xấu, trên những gì đã tạo sức sống trường tồn của mình, với những giai đoạn hưng, cũng như suy, như mọi tiến trình cuộc sống tự nhiên.

Do vậy, là một Dòng chiêm niệm đan tu, sống “cầu nguyện và lao động” khép mình sau nội vi, không hoạt động xã hội trực tiếp, sự cống hiến của truyền thống Biên Đức cho thế kỷ sắp tới, không gì khác hơn là chính bản thân đời sống đan tu của mình như là chứng tá của cuộc sống, trên cơ sở Tin Mừng và những giá trị nhân bản không ngừng được tích lũy và hoàn thiện trong suốt quá trình tồn tại mà con người hiện đại đang khao khát thiếu thốn, cũng như hoàn toàn có khả năng tiếp thụ vì lợi ích bản thân và xã hội.

Giá trị căn bản và xuyên suốt của truyền thống Biên Đức là tính hài hòa và trung dung, qua suy xét, phân biện mà giữ chừng mực trong mọi sự, chẳng hạn như giữa nguyện cầu và lao động, quan tâm đến lợi ích của những anh chị em yếu đuối...

Đê sống những giá trị truyền thống ấy, người đan sĩ phải không ngừng tự hoán cải bằng cách đưa Tin Mừng vào đời sống bản thân, từ đó, hội nhập Tin Mừng vào cuộc sống hằng ngày. Do vậy đời sống đan tu là một cách hiện thực hóa hình ảnh Thiên Chúa nơi họ, và là món quà mà Thiên Chúa tặng ban cho họ và cả Giáo hội. Cũng như bản thân họ được ban tặng cho Giáo hội và cả thế giới, đê phản chiếu ánh sáng huy hoàng của Chúa Kitô trên đời sống của tất cả chúng ta.

II.Hội nhập đời sống đan tu vào văn hóa dân tộc trong khung cảnh Đông Á

Đông châu Á được tây phương hóa quá nhanh. Ngoài ra khá nhiều người Đông Á tỏ ra hầu như không cần đến văn hóa truyền thống của họ. Đó là một trong những lý do khiến cho các Kitô hữu Đông Á đã tỏ ra ít tích cực hơn các nước châu Phi hay Ấn Độ, trong việc hội nhập phụng vụ của họ vào văn hóa dân tộc.

Giờ đây, tuy vấn đề được đặt ra, nhưng hội nhập cần được tiến hành từng bước. Bởi vì quả tim và khối óc phải được thẩm thấu đồng bộ và đồng thời bởi những giá trị Kitô giáo và văn hóa dân tộc. Nguyên tắc thực hiện tiến trình hội nhập văn hóa của tôn giáo gồm ba bước sau đây :

·Một phần ba thời gian đào tạo ban đầu được dành đê nghiên cứu các tôn giáo và văn hóa Đông Á châu trên cơ sở nhận thức rõ và xác tín đúng "tại sao” hội nhập văn hóa.

·Mỗi hội dòng đào tạo cho mình một số chuyên viên về các lĩnh vực thuộc các tôn giáo Đông Á và Kitô giáo. Những chuyên viên này sẽ tìm cách suy giải đoàn sủng đặc thù của hội dòng mình dưới ánh sáng của những triên vọng của khu vực Đông Á.

·Thê hiện hội nhập văn hóa trong đời sống tu trì qua các biêu tượng, nghi lê, ảnh tượng, không gian...

Mặt khác, học tập Kinh Thánh trong giai đoạn đào tạo ban đầu cần phát hiện và làm sáng tỏ tiến trình hội nhập văn hóa quả là một bộ phận toàn vẹn của lịch sử cứu độ. Cũng như, mặt khác, ta cần phải phải đọc kỹ các sách kinh điển của các Đấng Sư biêu, như Tứ thơ, Ngũ kinh.

Tóm lại, nói gì thì nói, điều kiện tiên quyết đê hội nhập văn hóa là các tín hữu Đông Á phải thực sự yêu quí, trọng kính văn hóa dân tộc của chính mình. Và điều trở ngại không thê không nói ra là hiện nay nguồn gốc và căn bản tri thức tôn giáo và văn hóa của con người chọn đời sống tu trì thường không đồng đều : đạo dòng, trở lại và đáng kê là những Kitô hữu trẻ ngày nay, nói chung, thường thiếu am hiêu sâu về di sản văn hóa, cũng như về truyền thống tôn giáo của mình.

III.Đối thoại liên đan viện và đối thoại liên tôn tại Đông Á

- Đối thoại liên đan viện có tầm quan trọng quyết định cho đời sống đan tu. Vì đây là phương cách tốt nhất đê hiêu rõ chính mình hơn. Mặt khác, hiện nay nhiều đan sĩ đang hoạt động tích cực, cùng với nhiều người tiền phong khác, nhằm cổ vũ đối thoại liên tôn. Do vậy, đối thoại liên đan viện là tổng diên tập giúp ta tiến hành tốt hơn đối thoại liên tôn.

- Đối thoại liên tôn hiện đang được Giáo hội khuyến khích mạnh mẽ, trong đó các đan sĩ được mời gọi cách đặc biệt. Một đặc thù đan tu Biên Đức rõ ràng là một thuận lợi cần được ứng dụng trong đối thoại liên tôn là truyền thống hiếu khách, tức là tiếp đón các tu sĩ tôn giáo khác (được mời) đến Đan viện của mình và ngược lại nhận lời mời đến thăm viếng các tự viện tôn giáo khác. Dù chỉ qua tiếp đón gặp gỡ thôi, ắt hẳn ta đã có cơ hội khám phá nơi nhau một tình huynh đệ chân thành, thậm chí, một hiệp thông nào đó, như nhiều cao tăng thiền sư đã có dịp thấy rõ và hiêu hơn truyền thống chiêm niệm của Kitô giáo. Sự quí trọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với các đan sĩ châu Âu, châu Mỹ là điều ai cũng biết.

Trong nhiều trường hợp, đối thoại bộc bạch trực tiếp quả là không phù hợp, vì ngoài các hiêu lầm thâm căn cố đế, còn đơn giản có lý do là đôi bên chưa nắm được ngôn ngữ của nhau. Do vậy, tiếp đón nhau trong chân thành đơn sơ nhiều khi còn có ý nghĩa và hiệu quả hơn là thảo luận.

- Sự tiếp đón chân tình những người hoàn toàn xa lạ với cách sống, cách nghĩ và niềm tin của chúng ta, càng làm cho chúng ta thấy sự cần thiết phải mở cửa, mở lòng, đón nhận một tha-nhân-như-anh em quả là một thách thức của thời đại chúng ta.

- Một khía cạnh cơ bản khác của đối thoại liên tôn là hội nhập văn hóa. Tuy nhiên sẽ là phiến diện nếu ta muốn “trở về” với văn hóa cội nguồn mà không chịu tiếp xúc trở lại với các tôn giáo truyền thống của ta trước đây. Rõ ràng có một quan hệ hữu cơ giữa hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn, do đó cần phải tiến hành hai công tác này cùng lúc.

- Một thách thức cho đối thoại liên tôn là chủ nghĩa bảo thủ cực đoan dù sao chỉ là cách đối phó của các tôn giáo lớn, vì lo sợ bị mất căn tính mà khép kín mình không chịu đối thoại với các tôn giáo khác năng nổ hơn.

Tuy nhiên, đối với chúng ta, điều này có ý nghĩa là, nếu ta không sẵn sàng đón tiếp nhận ra và chấp nhận tha-thân-như-anh-em thì, một ngày nào đó chúng ta sẽ bị đe dọa bởi một thứ phản ứng hủy diệt ghê gớm.

- Cầu nguyện là một thực tại trung tâm của đời sống đan tu qua đó chúng ta có thê nhận ra tầm quan trọng của đối thoại. Vì cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa. Tuy nhiên, bước đầu chúng ta không nên đường đột tham gia cầu nguyện trong giờ phụng tự của các tôn giáo bạn. Hãy đợi khi được làm khách các tự viện, nếu viện chủ mời ta hành lê chung với họ, lúc đó có lẽ ta sẽ được gợi ý về những động thái thích hợp. Như khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời đại diện các tôn giáo bạn cầu nguyện chung tại At-xi-xi cho hòa bình.

Tóm lại, đối thoại liên tôn huy động trong ta những đức tính cơ bản của đời sống đan tu, như : phân biện, hiếu khách, khiêm hạ chấp nhận mọi tha nhân và mọi hoàn cảnh, hầu hóa thân Tin Mừng trong đời sống và quê hương ta. Đó không những là phương cách đan tu tối ưu đê tiến hành đối thoại liên tôn mà ngược lại đối thoại liên tôn còn là phương cách tốt đẹp mà Chúa quan phòng ban cho ta đê phát huy những đức tính đó trong rèn luyện đời sống đan tu chúng ta.

Trên đây là một phần nội dung hội thảo mà người viết được chia sẻ, nay xin được chia sẻ lại với độc giả. Trong một dịp khác, người viết sẽ trình bày một số suy nghĩ độc lập của mình về hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn, trong khung cảnh Việt Nam.

Nguyệt San CGvDT Số 60, Năm 1999

No comments: