Monday 21 April 2008

HÃY TỈNH THỨC VÀ SỐNG TIẾT ĐỘ

Lâm Võ Hoàng

Tin nhảm gần đây về ngày tận thế sắp xảy ra, trong năm nay, khoảng sáu tháng nữa, do nhật thực hoàn toàn trong ba ngày liền, phủ trùm bóng tối và đóng băng trái đất, quả là một cú sốc lớn. Bằng cớ là các báo chí có tầm cỡ đều đưa tin và tốn khá nhiều giấy mực đê phê phán, như báo nhà chẳng hạn.

Nhưng tại sao một tin nhảm như thế lại có âm vang vượt quá mức xứng đáng của nó? Ấy bởi vì nó quỷ quyệt nấp dưới vỏ bọc “khoa học (giả cầy) và “uy tín” (bố láo) của “hội nghị” (dựng đứng) gồm 2000 “nhà khoa học” (tưởng tượng) đê “hù” lý trí của ta, khiến cho những ai đọc ba chớp ba sáng “dự báo khoa học” (dỏm) của nó không thê không dao động, trước những khẳng định chắc mẻm như rựa chém đất của nó.

Thêm vào đó, còn có sự phụ họa của một tin phản động khác bịa chuyện Đức Mẹ (?) bên Mỹ có gởi thông điệp nhắn nhủ các con cái Việt Nam những nội dung tương tự, làm như thể Đức Mẹ chưa đọc Tin mừng bao giờ. Thế là ngụy Khoa học và mê tín đã “hai mặt giáp công” làm cho nhiều người tỉnh táo cũng phải bán tin bán nghi.

Trong số những người này, tiếc thay không hiếm bậc trí thức, thậm chí vị vọng, đã trao những tài liệu nhảm nhí đó cho con cháu đọc, mà không một lời bình luận cảnh báo. Có lẽ là con người trí thức, họ đã nhớ lại lời giải thích mấy chục năm trước đây của ngành cổ thạch học về nguyên nhân tuỵệt chủng đồng loạt, cách nay 650 triệu năm, của các loài Khủng long, là do một thiên thạch khổng lồ chạm quả đất gây đột biến khí hậu làm băng giá địa cầu. Sau đó, sự tuyệt chủng của loài khổng tượng cũng có nguyên nhân băng giá tương tự... Mặt khác, con người tín hữu của họ đã làm cho họ nhớ lại trận đại hồng thủy, với con tàu của ông Nô-ê mắc cạn trên đỉnh núi A-ra-rat bên Thổ Nhĩ Kỳ ở độ cao trên 5.000 thước, ngày nay hình như còn di tích.

Riêng phần tôi, xin thú thật tôi đã không đủ mạnh đê phản bác, cự tuyệt tức khắc dự báo khoa học dỏm nói trên, mà phải định thần suy nghĩ một lúc. Vì vậy, hôm nay, xin có đôi dòng, không phải đê giác mê ai - Không dám đâu ! - mà chỉ đê chia sẻ với một số bạn trẻ đã nhờ tôi giải thích giùm “cái nhảm” ở chỗ nào, cũng như đã hỏi han quan điêm của riêng tôi về ngày tận thế.

Trước hết, điều đã rõ và không cần nhấn mạnh thêm là không thê có một hội nghị quốc tế gồm 2.000 nhà khoa học, kê cả điên khùng. Vì dù có mời, chẳng ai dại gì đến dự, vì sau tháng 9.1999 họ sẽ không còn mặt mũi nào ngó ai. Vả chăng, đối với một việc “động trời” như “băng-giá-tối-tăm-trời-đất-ba-ngày-ba-đêm”, không phải đợi đến hội nghị khoa học rồi mới biết, mà nếu có đã phải có nhiều nghiên cứu xác thực trước đó hằng chục năm của nhiều nhà khoa học rải rác khắp nơi trên thế giới, báo động khẩn cấp toàn cầu !

Kế đến, chuyện dưới đất có thê đổi dời, như quan điêm, lòng người, quyền lực... Chớ còn ở trên trời, mọi việc đều tuyệt đối ổn định và tuyệt đối chính xác, từ hằng tỷ, hằng chục tỷ năm trước, với mức độ chính xác tính từng giây, từng mét. Có thê nói, không một thiên tượng nào có ảnh hưởng đến trái đất mà lại có thê ngẫu nhiên, hoặc hoàn toàn bất ngờ đối với chúng ta. Hà huống chi chuyện nhật thực là chuyện “cơm bữa” giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất, mỗi năm xảy ra cả chục lần đều có “lên lịch” trước cả năm và mỗi lần sắp xảy ra nhật thực, hoàn toàn đều có thông báo trước trên báo chí khá lâu, không phải đê mọi người lo tích trữ gạo, muối, đường, sữa, mà đê mọi người đón xem cho biết với người ta, hoặc đê các nhà vật lý quan sát nhật hoa (tức là vành khăn bốc cháy của mặt trời).

Cuối cùng, cho rằng có thê có nhật thực hoàn toàn trong suốt ba ngày đêm liền là một sự phản khoa học trắng trợn, chứng tỏ kẻ tung tin chưa biết qua sơ yếu thiên văn có dạy ở bậc trung học cấp III. Nhật thực là gì ? Trong chuyên động xoay quanh trái đất, mặt trăng, đôi khi, ở vị trí giao hội, tức là trên một đường thẳng nối liền hai trung tâm mặt trời và trái đất. Người ta có nhật thực từng phần, khi trung tâm mặt trăng “hơi bị” lệch ở ngoài đường thẳng và nhật thực toàn phần hay hoàn toàn, khi trung tâm của mặt trăng, trong chuyên động giữa mặt trời và trái đất, qua đúng vào đường thẳng nói trên.

Tóm lại, nếu nhật thực xảy ra theo qui luật vận hành xưa nay của vũ trụ thì nhật thực hoàn toàn chỉ diên ra rất nhanh, trên một phần rất nhỏ của mặt đất, cho nên nhiệt độ bầu trời chỉ râm mát một tí, như khi có đám mây lướt qua. Còn nếu nhật thực xảy ra một cách “vô chánh phủ”, thì đó không phải là nhật thực nữa mà là tai nạn vũ trụ khủng khiếp trái đất mặt trăng, như xe hơi lạc tay bánh trên siêu xa lộ cao tốc, đụng nhau, đụng luôn Kim tinh và Thủy tinh, rồi nổ tung thành thiên thạch đi hoang trong vũ trụ chẳng hạn. Cho nên, hoàn toàn không có chuyện nhảm nhí nhật thực ba ngày đêm !

“Còn về ngày và giờ (tận thế) đó, thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không, chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt. 24,36). Thế thì hơi sức đâu mà lo lắng làm gì trước điều tất yếu ? Điều lẽ ra ta phải quan tâm, ngày đêm lo lắng, xuyên suốt cảnh giác, ngăn ngừa, trong hiện nay, là chính ta, nhân loại, không ai khác hơn, đã hành động phiêu lưu, vô ý thức, thiếu trách nhiệm với bản thân và tương lai con cháu, khi đồng hè, xúm nhau tổ chức phá hoại môi trường sống trên trái đất, cơ hồ như dưới tác động không thê cưỡng lại của một khuynh hướng tự hủy tự sát, của một phản xạ điên rồ tập thê, ta hăm hở, chủ động thúc đẩy một tiến trình khốc hại, dẫn đến tận thế một cách nhanh chóng và chắc chắn nhứt.

Chỉ mới mấy chục năm phát triên kinh tế công nghiệp, thị trường, ta đã làm rách, không thê vá lại được, tầng ô-zôn bảo vệ của khí quyên, khiến cho khí hậu bị đảo lộn, lũ lụt kinh hồn, tiếp nối hạn hán khiếp vía và ngược lại, cũng như xảy ra khô cháy trong mùa mưa, mưa dầm trong mùa nắng, mùa đông ấm áp, mùa hè lạnh buốt mười mấy độ kéo dài ở phía Bắc...

Đó là chưa kê nguy cơ chiến tranh hạt nhân tiêu diệt, do khát vọng điên cuồng quyền lực, không lường trước được, của những bạo chúa khát máu, diệt chủng dê như cởi ngựa xem hoa !

Cứ như thế, khỏi cần tận thế, chúng ta cũng sẽ lần hồi tan biến khỏi mặt đất, như nhiều dân tộc có nền văn minh huy hoàng thời tối cổ, ngày nay chỉ còn sót lại đàn miêu duệ lạc hậu ngu ngơ, sống chui rúc trở lại trong rừng rậm, sa mạc, hoặc tít mù giữa trùng dương, hầu như đê làm gương chung soi và nhắc nhở cho thế gian biết điều mà đại văn hào Paul Valéry đã chua xót nhận định : “Chúng ta, những nền văn minh, giờ đây chúng ta mới biết rằng chúng ta cũng tử vong như ai”.

Thế thì tan biến như nói trên đáng sợ hơn, hay là ngày tận thế, ngày cánh chung, mà Lời Chúa đã mạc khải như một “mầu nhiệm”, theo đó “tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên vì tiếng kèn sẽ vang lên và những kẻ chết sẽ chỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết nầy sẽ mặc lấy sự bất tử... Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng !... Chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,51-57)

Trong khi chờ đợi “ngày Chúa quang lâm... sẽ từ trời ngự xuống và những người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước tiên... chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, đê nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi” (1 Tx 4,15-17), thái độ chúng ta một mặt là không sợ hãi, cũng như không trông ngóng ngày tận thế, vì người sống ngay lành không sợ phải nghe tin dữ. Không trông ngóng đê khỏi xao lãng việc tích cực chuẩn bị cho mục tiêu mà ta trông ngóng.

Mặt khác, thái độ tích cực là như Thánh Phaolô đã chỉ là “hãy tỉnh thức và sống tiết độ”. Tỉnh thức đê luôn luôn tìm kiếm Chúa, trong nội tâm và đời sống chúng ta cũng như trong hiện hữu của anh chị em ta, đê nếu ta có chết trước ngày tận thế, thì cũng được “chết trong Đức Kitô” và nếu ta còn sống vào ngày tận thế, ta cũng sống như “con cái ánh sáng, con cái của ban ngày”, luôn luôn chuẩn bị đủ dầu đèn, như các trinh nữ khôn ngoan sẵn sàng chờ đón Tân lang. Sống tiết đô đê khỏi vướng bận hồng trần, nhẹ nhàng “đi trên đám mây nghênh đón Chúa quang lâm”, mặt khác, đê không vì lòng tham lam ích kỷ trong tiêu thụ, làm hư hoại môi trường sống tự nhiên, xã hội, tinh thần, trên đó Chúa Thánh Thần không ngớt tác động làm cho nó tốt hơn, đẹp hơn, tiến bộ hơn, thánh hơn, “đê trong mọi sự Thiên Chúa được vinh quang”. Amen

Công Giáo và Dân Tộc Số 1203, Ngày 16.4.1999

No comments: