Monday 21 April 2008

GIUSE: CHÂN DUNG CÁCH TÂN CỦA NGƯỜI CÔNG CHÍNH

Lâm Võ Hoàng

Thưa bà chị độc giả CGvDT

Đọc CGvDT số 1203 từ 16 đến 22.4.1999, tôi rất ân hận đã làm bà chị phật lòng vì một số từ trong bài viết của tôi : “Mừng Thánh cả Giuse” (CGvDT số 1200). Tôi xin hết lòng cảm tạ và chân thành tiếp thu những góp ý rất xây dựng của bà chị. Do có lời yêu cầu của bà chị, tôi xin phép “giải thích trần tình” cùng nói lên “mục đích yêu cầu của bài báo”.

Trước hết, như lời tòa soạn (LTS) dẫn nhập bức thư của bà chị : “Trong bài viết về Thánh cả Giuse, người ta cũng có thê thấy tất cả sự ngưỡng mộ và yêu mến của (tôi). Nhưng không bằng lòng với hình ảnh một Thánh Giuse già nua bên cạnh một Đức Maria trẻ trung, (tôi đã) cố gắng suy niệm về một Thánh Giuse trong đời thường, trong thực tế của thời đó”.

Đây là bức chân dung cách tân được vẽ ra bằng những trăn trở suy nghĩ và nhận thức của tôi từ nhiều chục năm nay về một người trẻ thanh khiết trượng phu quân tử, mã thượng hào hiệp, dám hy sinh trọn đời mình vì nghĩa cả, từ đó xứng đáng làm gương mẫu sống cho muôn ngàn thế hệ thanh niên, các bậc làm chồng, làm cha.

Đó là mới chỉ xét trên phương tiện trần thế. Nếu xét thêm về phương diện thiêng liêng làm cha đích thực của Đấng Cứu thế và làm chồng khiết tịnh của Đức Mẹ Chúa Trời, Vô Nhiêm nguyên tội trọn đời đồng trinh, thì sự cao cả của thân thế Ngài biết lấy chi mà đo ? Do vậy, Giáo hội đã không lầm khi tuyên xưng Thánh cả là Quan Thầy của Giáo hội toàn cầu, cũng như là Thánh bổn mạng của biết bao Chủng viện, Đan viện, Tu viện, từ hằng ngàn năm nay. Trong tình hình như trên, tôi sẵn sàng nhận chịu mọi tội tình, trừ điều ăn nói “kỳ quái, không tôn nghiêm (hoặc) diêu cợt”. Bà chị có hỏi : “Tại sao dùng “chàng với nàng” cho Thánh Giuse Đức Mẹ ?” Tôi thiết nghĩ đây là những từ bình thường khi nói về hai con người trẻ, ở vào tuổi mới lớn lên đã chọn nhau, yêu nhau, rồi đính hôn với nhau, trước khi được Thiên Chúa bày tỏ ý định về vận mệnh thánh thiêng của họ. Chẳng hạn như đâu có gì xúc phạm, khi dùng từ “cô bé”, đê nói về Thánh nữ Têrêsa hồi còn nhỏ?

Còn “những danh từ gả bán, có bụng thè lè, bào thai chình ình “nghe như diêu cợt”, tôi xin nhìn nhận là nếu nói tách rời ra khỏi hoàn cảnh áp dụng, thì những từ này quả gây ấn tượng nặng nề. Nhưng liệu có từ nào êm ái, thích hợp hơn, khi nói đến việc gả một cô gái mới lớn lên (16 tuổi), không xấu xí, không tật nguyền, không hư hèn (đó là chưa nói cô gái này đẹp, ngoan, hiền, nết na, đảm đang, khôn ngoan trổi vượt hơn tất cả mọi người dưới bầu trời) cho một ông già đáng tuổi ông nội ? Ai trong chúng ta sẵn sàng làm chuyện bất nhơn đó mà cho là đem lại hạnh phúc cho con gái mới lớn lên của mình ?

Còn những tĩnh từ đi liền với “cái bụng và bào thai”, tôi (xin lỗi) đã cố ý dùng, đê nói lên sự não nề của Giuse khi thấy người “vợ” của mình tôn thờ “hơn mọi người nữ”, không những đã không biết hổ ngươi, mà còn “hớn hở” khi gặp lại chàng ra chiều mãn nguyện với cái bụng dấu tích của bốn tháng đi xa đê thăm nuôi bà chị Isave! Vì não nề, mặc dù yêu đứt ruột, Giuse mới tính tới chuyện bỏ vợ. Do đó, trong tâm trạng lúc bấy giờ của Giuse, trước lúc được báo mộng, hai tĩnh từ nặng nề trên đây xét ra hợp cảnh và không có gì quá đáng. Tất nhiên là sau khi được báo mộng, Giuse, qua hư cấu của tôi, đã chuộc lỗi ngờ vực bằng cử chỉ sấp mình hôn chân Maria.

Một phê phán khác của bà chị và của bạn bè bà chị là cho tôi muốn “trần tục hóa lịch sử của Công giáo, (và cho tôi) nói Đức Mẹ đồng trinh mà sanh con thật khó tin”. Quả đúng là khó tin. Nhưng dù sao cũng còn dê tin hơn chuyện Thánh Giuse và Đức Maria, mặc dù Tin mừng đã nói rõ là vợ chồng, thế nhưng phần đông chúng ta đều xem ra khó tin rằng họ có thê có một đời sống vợ chồng yêu thương, nương tựa nhau bình thường như mọi cặp vợ chồng, trong sự tôn trọng tuyệt đối và giữ gìn tự giác sự đồng trinh của nhau, đê tập trung chu toàn nhiệm vụ cực trọng, cực thánh mà Chúa Cha giao phó. Chúng ta hầu như quên rằng hai Đấng là bậc thánh được đặc biệt tuyên chọn, lẽ nào không đủ khả năng chủ động hy sinh, như biết bao tu sĩ nam nữ con cháu của các Ngài sau này, chỉ vì một lời khấn nguyện, không tới hai phút, mà kiên vững, vui vẻ giữ sự khiết tịnh, độc thân suốt đời?

Còn “trần tục hóa” ư? Không dám đâu! Vì trần tục hóa lịch sử cứu độ đòi hỏi trước hết phải cừ về thần học, kế đó phải có ý muốn phủ định tác động của Thiên Chúa Ba Ngôi, đặc biệt của Ngôi Lời xuống thế làm người, trên lịch sử loài người. Tôi hoàn toàn không đủ sức đáp ứng, dù trong muôn một, các đòi hỏi nói trên, cho nên xin miên cho tôi nhãn hiệu đó.

Cuối cùng bà chị muốn “biết về mục đích yêu cầu của bài báo của tôi”. Thật ra cũng như bà chị đã “thấy dội” vì bài báo của tôi, tôi, trước đây cũng đã bị dội vì hình ảnh được truyền tụng về Thánh Giuse, như một ông lão không có bất cứ một chút gì đê có thê được coi như là “chồng” của Đức Maria, như Tin Mừng đã cho biết, mà ngay trong đêm Giáng sinh đã có hành động không bình thường là giữa lúc “vợ” sắp lâm bồn, ông bèn dắt lừa đi kiếm củi, bỏ “vợ” vượt cạn một mình, xong rồi ông mới trở về bái lạy ! Thật là rất khác với những gì đáng yêu đáng quí mà tôi cảm nhận được về thánh nhân qua Tin mừng của Mátthêu và Luca. Thế nhưng phải mất khá nhiều thời gian, tôi mới xây dựng được cho mình một nhận thức mạch lạc về Thánh Giuse không những phù hợp với Tin mừng mà còn “phù hợp với cách diên tả của người Việt Nam hôm nay”, như có nhắc trong Lời giới thiệu Kinh Thánh trọn bộ.

Tôi viết với mục đích gì? Trước mắt, đê chào mừng ngày lê lớn 19.3. Kế đến, đê chia sẻ với những ai muốn yêu mến Thánh cả như một con người thực sự, có tâm lý và hành động quân tử độc đáo rất khớp nhau của một con người có thật, tuy không thốt một lời nào, nhưng qua vài nét chấm phá hết sức sinh động của Tin mừng đã thê hiện đầy đủ hình ảnh một con người công chính với một tâm hồn cao quí, một ý chí sắt đá, một niềm tin nhạy bén như tia chớp, kiên vững như Thái Sơn, một tấm lòng vị tha mênh mông như đại dương, ở góc độ nào đó, có thê ví như tấm lòng vị tha của Phật bà Quan âm Thị Kính, tóm lại với một sức thu hút ngày càng mãnh liệt và một âm vang lan rộng ra cho tới ngàn năm thứ ba, thời gian mà theo Đức cha Bùi Tuần “sự khó nghèo, chôn vùi, cam chịu khổ đau và dấn thân phục vụ một cách lặng lẽ, âm thầm, kiên trì, can đảm... chính là những giá trị mà Chúa Thánh Thần muốn” đề nghị cho những ai khát khao tìm về nguồn hạnh phúc chân thật.

Trân trọng kính chào bà chị.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1205, Ngày 30.4.1999

No comments: