Monday 21 April 2008

Tưởng nhớ Cha Vinh Sơn Liêm Nguyên Huy Lịch, Tuyên Uy Linh Hướng của chúng tôi: TÌNH NGƯỜI QUÂN TỬ NHẠT NHẠT NHƯ NƯỚC LÃ

Lâm Võ Hoàng

Chiều thứ tư 14.6, đang ngồi họp tháng tại tòa soạn CGvDT, bỗng nghe điện thoại di động của cha Phan Khắc Từ nhận tin cha Vinh Sơn Liêm Nguyên Huy Lịch, Dòng Đa Minh vừa trút hơi thở cuối cùng, có lẽ vì biến chứng của bệnh tiêu đường. Không ai không khỏi bàng hoàng. Tôi lặng đi trong cầu nguyện không lời. Đường ngọt ngào mà tàn phá sát hại người đến thế kia ư ? Tôi bèn cám phận mình, nhớ lại câu chơi chữ mà lập Dòng, được truyền tụng trong tu viện Đa Minh Mai Khôi : “Hodie mihi cras tibi” (hôm anh là tôi ngày mai là anh), rồi mơ màng không biết ngày nào mình được “tuyên thẳng” vào trường Đại học Y dược TP. HCM, nằm trong bồn formol mà nghe giảng về cơ thê học ?

Như trẻ con đối với món nó không thích, không những nó nó nhã ra, mà con phun phèo phèo. Con người nghe cái chết, dù được chờ đợi, của người thân, không những có phản xạ tự nhiên không chấp nhận nó, mà còn tỏ thái độ bất bình bất mãn với hành vi ăn-cướp-mạng-sống của thần chết. Thế mới biết trong muôn ngàn cái con người “nhợn” nhứt, cái chết được kê đứng đầu. Ngay Chúa Kitô, dù cái chết khổ hình đã được “lên chương trình” từ muôn thuở, dù nắm chắc sẽ sống lại, nhưng khi ngày giờ đã đến, cũng không khỏi đổ mồ hôi, hơn nữa, mồ hôi máu.

Vì qui luật tự nhiên đó, người “quân tử” trong truyền thống nho giáo coi trọng việc chuẩn bị sự ra đi lần cuối của mình, kê cả trên pháp trường, như các thánh tử đạo của ta, sao cho lúc nào cũng chủ động, ung dung, thư thái, đỉnh đạc, thê hiện tính ưu việt của tinh thần trên thê xác và đê lại một hình ảnh tốt đẹp nhứt của mình, lúc sống có thê lam lũ vì sinh kế, nhưng lúc chết, dứt khoát phải sạch sẽ thơm tho, ăn mặc chỉnh tề bằng bộ đồ “vía” sắm sẵn vào mục đích này, nằm ngay ngắn lim dim theo dõi hơi lạnh từ chân lên, rồi mở choàng mắt vĩnh biệt mọi người và nhắm mắt hắt hơi nhẹ nhàng, kết thúc cuộc đời lúc nào cũng chăm chú “vâng mệnh trời”. Thánh An-rê Phú Yên ra đi còn tuyệt vời hơn, ba nhát chém đầu không làm ngài nhăn mặt. Cha Lịch ta ắt cũng như vậy: cái chết là sự vâng phục tột đỉnh.

Miên man suy nghĩ lặng lẽ như trên, tôi không khó khăn hồi tưởng ngày tôi quen biết cha. Bắt đầu là ngày cha Cras (Đỗ Minh Vọng), bề trên sáng lập Tu viện Mai Khôi, vâng theo ý Chúa, khi từ Bắc vào tìm đất lập Dòng, thấy tên mình trên thập giá (... cras tibi) tại khu mã lạng, bèn quyết định dựng cơ sở đầu tiên của tu viện Mai Khôi tại đó, đã chủ động tìm tôi tại Ngân hàng VNTT, vào năm 1958, tuy chưa hề quen biết tôi, đê nhờ xin việc cho một học trò “cưng” ngoại đạo của ngài, cũng là bạn thiết của tôi.

Thấy tôi ngần ngừ, vì lúc đó tôi vừa bị “lôi” từ Cần Thơ về Sài Gòn và đang bị “đì”, cho chừa tánh ngang tàng, ngài đã thốt lên, tôi còn nhớ như in : “Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, tôi khẩn cầu anh hết sức cố gắng giúp đỡ việc này, vì bác ái”. Vì phận tôi là ốc, đã “không mang nổi mình ốc”, làm sao “mang cọc cho rêu” được ? Thế là tôi đành mang nỗi ray rứt cho đến ngày nay.

Khi nỗi ham mê tìm Chúa, khai nở trong tôi lúc 15 tuổi, mười năm sau, đã đạt đến độ bức xúc, tôi liền nhớ lại lời “khẩn cầu” của ngài “nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi” và chủ động đến tìm ngài đê học đạo. Ngài đã giới thiệu tôi với cha Pineau, bề trên Đa Minh Mai Khôi, là người, ba năm sau đó, dẫn tôi đến bồn thánh tẩy.

Trong quá trình học đạo, tất nhiên tôi biết cha Lịch, nhưng chỉ gặp thấp thoáng, còn ngài thì giữ ý. Cho đến khi mặc dù chưa rửa tội, tôi xin gia nhập nhóm trí thức Công giáo Pax Romana, do anh BS. Nguyên Văn Ái, Viện trưởng Pasteur phụ trách và hai cha Pacific Nguyên Bình An, Giám tỉnh Phanxicô và cha Vinh Sơn Liêm Nguyên Huy Lịch, Dòng Đa Minh làm đồng tuyên úy, tôi mới có dịp quen thân ngài.

Tự nhiên, tôi “kết” với cha An hơn, vì ngài đơn sơ, lúi xùi, lu bu, tất bật, nhưng đầm ấm, gần gũi, ai chê trách mắng mỏ gì, ngài cũng cười hì hì, nhưng không ngần ngại nói thẳng nhẹ nhàng vào mặt, đối với những vấn đề có tính nguyên tắc. Cha Lịch, trái lại, bác học có pha chút hoài nghi chủ nghĩa rất “thời trang” thường tỏ ra tôn trọng quan điêm lập trường người khác, ít khi khẳng định điều gì cho “tới bến”, cứ treo lơ lửng nhận định phán đoán của mình. Tuy nhiên, bên trong ngài, chúng tôi vẫn dê dàng nhận ra một niềm tin son sắt, như neo vào đá, vào những giá trị vĩnh cửu bất diệt của Tin mừng, như thê hiện qua các bài giảng của ngài, sâu sắc, rạch ròi, đầy hơi thở Thần khí, rõ ràng là xứng đáng làm điêm tựa linh hướng chúng tôi.

Sở dĩ chúng tôi có hai “bố”, là vì Mai Khôi là “căn cứ” của nhóm chúng tôi tham dự, tổ chức thánh lê hằng tuần cho nhóm tông đồ cầu nguyện và hằng tháng cho toàn thê anh chị em (nhóm lớn), hội họp, chia sẽ, tiếp xúc, trao đổi với các sinh viên công giáo của CLB Phục hưng, việc cha Lịch làm tuyên úy là tự nhiên và tối ưu.

Còn cha An, trước kia là tuyên úy ở Paris của nhiều anh chị em du học, làm việc bên ấy. Nay với một số đông “em” mới, cũng không làm nhạt nhòa không khí gia đình bên trời tây cũ của các anh chị “hạt nhân”. Hai “bố” cư xử với nhau rất thuận hòa, chúng tôi chưa hề thấy bộc lộ bất cứ mâu thuẫn nào. Dù hướng dẫn, hay đúc kết thảo luận, hai “bố” đều phát biêu bổ sung cho nhau, khiến cho vấn đề được đào sâu phong phú hơn, điều mà chúng tôi gọi đùa là thánh Đa Minh hỗ trợ cho thánh Phanxicô.

Dần dần, chúng tôi có một “bố hờ” khác là cha Yves Raguin, bề trên Dòng Tên Đắc Lộ. Ngài nhẹ nhàng đến với chúng tôi hồi nào không hay, đến khi “nhận ra” mới thấy mình đã chọn nhà nguyện Đắc Lộ đê chầu Thánh thê hằng tuần và hằng tháng cho nhóm nhỏ và nhóm lớn. Nơi đây, cha Claude Larre, một học giả uyên bác về Đông phương học, cũng thường giúp đỡ và chia sẻ với chúng tôi về các mặt tư tưởng và thiêng liêng.

Nhìn ba ông bố đồ sộ về trí tuệ lẫn niềm tin, ngồi lẫn lộn giữa mười mấy người chúng tôi mỗi lần họp thảo luận về nhiều những đề tài như : Đức tin là gì ? Tại sao ơn cứu độ ? Tiếng gọi nên thánh... chúng tôi khoan khoái như được ăn bữa tiệc do ba đầu bếp trứ danh nấu dọn. Phần cha Lịch, chỉ một hai món độc đáo. Cha thường thu hình ngồi một đống lắng nghe, rồi thỉnh thoảng với giọng bất cần đời, có nhún vai, hoặc hóm hỉnh cười hềnh hệch, góp một ý phản biện bất ngờ, làm sáng tỏ thêm ý kiến của người vừa phát biêu hoặc được phát biêu từ nãy giờ. Cứ như thế, ba cha cứ thay phiên, tạo hết đợt sóng gợi ý này, đến đợt sóng xoay chiều khác, khiến cho chúng tôi ra về đầy ắp những tư tưởng suy nghĩ của những người khác, lâu ngày trở thành của mình.

Chúng tôi cũng có một “bố cả” khác là Đức Tổng Bình. Ngài rất quan tâm đến chúng tôi, bởi những suy tư trăn trở độc lập của chúng tôi, tạo khoảng cách nhứt định với chính quyền đương thời. Ngài luôn luôn sẵn sàng dành mọi thì giờ chúng tôi cần, như dâng thánh lê tại Mai Khôi, tham dự chầu tại Đắc Lộ, hoặc xẹt qua nghe chúng tôi trao đổi. Có lần ngài tranh thủ thánh lê Khấn trọng của một chị Dòng, đê ban phép thêm sức và chọn ông bỏ cho tôi là cụ Nguyên Văn Huyền, cũng như dâng thánh lê hôn phối cho các anh, chị lập gia đình, mặc dù sau đó, ngài cằn nhằn, tại sao không tổ chức tại giáo xứ, thậm chí quở nặng cho là không phù hợp việc tổ chức lê hôn phối tại nhà Dòng nữ.

Tuy cha Lịch giữ ý kín đáo trong các hoạt động công khai của nhóm, đê cha An thoải mái phụ trách toàn diện, nhưng chính trong gặp gỡ riêng tư, ngài mới phát huy hết vai trò tuyên úy “linh hồn” của mình. Không phải chúng tôi “chê” cha An về mặt nầy. Nhưng công việc của cha hết sức bề bộn, đến nỗi, đôi khi chúng tôi áy náy tự hỏi thì giờ nào ngài dành cho Tỉnh Dòng Phanxicô ? Chúng tôi tự hạn chế không nở đòi hỏi ngài thêm nữa, tuy rằng chúng tôi vẫn đến tìm ngài hỏi công việc tại tu viện Đa Kao, đến đổi gần đây gặp lại cha Phượng giữ cửa năm xưa, ngài còn nhớ mặt tôi giựt chuông nhiều nhất. Duy chỉ có một số rất ít anh em có vấn đề gai góc về thân nhân, gia đình, mới tranh thủ ngài, mỗi khi ngài về Thủ Đức.

Do vậy cha Lịch có vai trò bên trong quan trọng hơn bên ngoài. Cảm giác thoải mái được ngài dành mọi thời gian cần thiết đê giải đáp mọi thắc mắc thiêng liêng, đời thường, khiến chúng tôi rất thích họp gặp ngài. Lúc đó, ngài cười vui trổ óc hài hước, hết giữ ý, trao đổi thẳng thắn, thiếu điều “mày tao” mà thôi. Ngài đọc sách nhiều, nên nói tới đâu, ngài đứng dậy lấy sách, lật đúng chỗ đưa xem tới đó. Lúc đó, chúng tôi mới thấy rõ niềm tin của ngài vừa bác học, vừa dân gian, sát hợp, cảm thông với mọi đối tượng, từ nhà khoa bảng, đến bà cụ quê chắp tay vái cha lia lịa, kê lê ê a đủ thứ nông nỗi nhà cửa, con cái. Vì vậy, bên giường bệnh của ngài luôn luôn túc trực quí bà gội đầu, cắt móng tay cho ngài, lẫn quí vị trí thức, hoặc có thế giá, đến vấn an ngài. Ngài quả là tất cả với mọi người.

Ngoại trừ trên tòa giảng, ngài hình như rất ngại khuyên bảo ai, chỉ giúp soi sáng, đê mỗi người tự tìm ra giải đáp cho chính mình. Riêng tôi, tôi có dịp gần gũi với ngài là trong những dịp này. Tánh tôi rắc rối, niềm tin của tôi không đơn sơ dê dàng. Chỉ có ngài mới có điều kiện thấu đáo và kín đáo (tế nhị) giúp đỡ tôi. Có lần tôi thất vọng và nản lòng chuyện gì đó, ngài đã lấy cớ tặng ảnh, kín đáo khuyên tôi bằng lời đề tặng: “À ceux qui savent attendre, tout s’éclairera” (Với những ai biết đợi chờ, mọi việc sẽ sáng tỏ). Lời khuyên này đã làm kim chỉ nam cho suốt cả đời tôi, đê chờ đợi và đón nhận hồng ân Thiên Chúa.

Khi ngài qua Pháp chữa bệnh, hay tin ngài bị cưa chân lần đầu, tôi có nhờ bạn trao ngài bài viết của tôi trong CGvDT : “Vị thánh duy nhất được Chúa Kitô trực tiếp tuyên phong, trong lúc còn sống”. Không những ngài không quở quang, mà còn trong thơ phúc đáp, vẽ lại cho tôi đoàn tử đạo quang huy hùng dũng tiến vào Nước Trời. Đi đầu là tên trộm lành, vị thánh nói trên. Kế đó là thánh Gioan Baotixita, nhảy múa tưng bừng cầm đầu và mở đường cho đoàn ngũ các thánh tử đạo, đi đằng sau xa. Sau Thánh Tiền hô, mới tới Tổ phụ Apraham cầm đầu và mở đường cho những người công chính...

Hồi tưởng về ngài, tôi không thê không hồi tưởng môi trường trong đó tôi được sống và gần gũi với ngài, với những nhận vật đồng hành với ngài trong đó, tức là trong nhóm trí thức Công giáo Việt Nam và nhóm Tông đồ cầu nguyện ngày nào. Anh chị em đều tản lạc, nhiều kẻ đã ra đi trước cha. Anh Nguyên Đức Quý, thẩm phán, thượng nghị sĩ chế độ cũ, vốn là con chiên đầu tiên ngài dắt về Mai Khôi, mới đây thôi, đã từ Mỹ về thăm cha. Trong hàn huyên tới tôi sau đó, chúng tôi có dịp ôn lại mối thâm tình đằm thắm, nhưng vừa gần vừa xa, của cha đối với chúng tôi và ngược lại. Đó là “tình người quân tử, nhạt nhạt như nước lã” (Quân tử chi tình, đạm đạm như thủy). Vậy hôm nay xin dâng cha bát nước lã này, tuy chẳng là bao, nhưng cần thiết hơn là cơm.

Công Giáo và Dân Tộc 1264, Ngày 23.6.2000

No comments: