Monday 21 April 2008

ANH LƯƠNG HỮU ĐỊNH, TỪ NAY VẮNG BÓNG ANH

Lâm Võ Hoàng

Vâng, anh Lương Hữu Định đã đi khỏi rồi ạ ! Đi khỏi trang kinh tế. Đi khỏi báo Công Giáo và Dân Tộc. Đi khỏi xã hội. Đi khỏi cuộc đời. Thế thì đi về đâu ? Về quê ạ ! Về quê nhà anh ấy cũng là quê nhà của chúng ta đấy ạ ! Về nơi Cha anh và cũng là Cha chúng ta đã dọn sẵn chỗ chờ anh. Và đang ôm anh vào lòng. Nhưng chưa cho anh thấy mặt.Vì phải chờ anh làm quen với ánh sáng không ngày không đêm của Thiên đàng. Rồi mới cho anh thấy Thiên nhan. Và anh sẽ vĩnh viên đứng trước Thiên nhan. Như một vị Thánh được Thiên Chúa đặc cách tuyên chọn và Thiên phong. Cho nên chẳng cần Giáo hội trần thế Hiên phong, tốn kém, phiền phức, lâu lắc.

Đây là một trong nhiều cách mà tôi thường chọc anh Định, đê anh nín thở theo dõi chuyện kê của tôi, với nụ cười trẻ thơ há hốc, phút chốc biến thành trận cười khoái trá, vẫn trẻ thơ, càng trẻ thơ, khi vỡ lẽ câu chuyện. Hôm nay tôi xin chọc anh lần cuối, và từ nay tôi không còn ai đê chọc nữa, vì không còn ai có nụ cười trẻ thơ của anh đê tôi “nghía” nữa. Về Thiên đàng, chắc anh sẽ hỏi thăm địa chỉ thánh Têrêsa và thánh Phanxicô đê đến nhà thăm, vì họ giống nhau nên dê gần nhau.

Anh Định ra đi ngày 28.12.1998 vì một căn bệnh quái ác, nhưng không đê một thương tích nào trên người anh. Anh luôn luôn sạch sẽ khô ráo. Anh chỉ gầy tọp, vì hơn tháng không ăn uống chi hết. Cho tới ngày 9.12.1998, vào khoảng 8 giờ tối, lúc Đức Tổng, có cha Tổng và vị khách bất ngờ, biết anh, quý anh, cha Trần Tam Tỉnh, từ Canada mới về, tháp tùng vào Bệnh viện An Bình thăm anh, xức dầu thánh và trao Mình Thánh cho anh làm của đi đường về quê.

Người viết được chứng kiến bữa ăn cuối cùng này của anh. Từ lâu anh nằm bất động trên giường bệnh, mắt nhắm nghiền, không nói được, nhưng nghe hết, hiêu hết, phản hồi nhanh, chính xác, đôi môi khô có vẩy thoáng mếu cười đáp lại ai nói chọc. Lúc Đức Tổng tới nắm tay anh, tôi kề tai anh cho biết ai đang bắt tay anh, anh làm như có thoáng lúng lúng, nhưng chỉ có thê siết tay thôi. Khi cha Tổng bắt tay, anh siết tay khá mạnh đến đỗi ngài kêu lên phấn khởi : “Như vậy là còn lâu !”. Anh nằm bất động khi Đức Tổng làm phép Xức dầu. Lúc sắp trao Mình Thánh, chị Định thưa nhỏ với cha Tổng là anh Định không mở miệng ăn được. Cha Tổng bảo thôi, vì cha Khảm đã làm đủ phép trước đó cho anh rồi.

Tôi phản ứng nhanh, kề tai anh hỏi : “Đức Tổng sắp trao Mình Thánh Chúa cho “toa” (anh), toa liệu nhận rước Chúa vào lòng được không ?” Anh liền gật đầu dứt khoát, mắt vẫn nhắm nghiền. Tôi động viên : “Vậy thì toa hãy mở miệng ra và dọn mình rước Chúa đi”. Anh liền mở miệng và Đức Tổng đặt Mình Thánh vào miệng anh. Anh khép miệng định nhai, thì cha Tổng bảo : “Khỏi nhai, cứ ngậm miệng, sẽ tan ngay”. Anh vâng lời răm rắp.

Mấy phút sau, trong khi mọi người còn thầm nguyện cầu, bỗng anh mở bừng đôi mắt đen láy, tỉnh táo, nhìn đảo qua đảo lại, mặt mày sáng sủa bình thường như người mạnh nằm chợp mắt. Tôi hết sức ngạc nhiên, vừa chỉ cho Đức Tổng thấy, vừa nói đùa với anh : “Chà ! Mới rước Chúa vào lòng, đã mở mắt thao láo, mặt mày tươi rói, thật dê thương quá !”. Đức Tổng chắc đã thấy, nhưng ngài vẫn giữ im lặng. Tôi vốn không đặt nặng tin vào các hiện tượng gọi là siêu nhiên đây đó, nhưng trên đây là điều tôi đã chính mắt trông thấy mà nhà khoa học có thê giải thích, ví dụ, như người đói “nghe” mùi gạo bánh thơm của Mình Thánh, nên hồi tỉnh, chẳng hạn. Sau đó, nghe đâu các cha đến thăm anh, như cha Trương Bá Cần, đến thăm anh đều đem Mình Thánh “dọn” cho anh ăn.

Anh ra đi lúc năm cùng tháng tận. Anh vào nằm nghỉ an trong lòng đất mẹ ngày 31.12.1998, không thèm chứng kiến sự ra đời của đồng EURO. Anh không kịp thấy năm 2000 mà trong nhiều bản nghiên cứu, anh đã tìm ra định hướng cho nền kinh tế Việt Nam. Đám tang của anh hết sức to, hết sức ấm cúng. To là do bạn bè đông, học trò của anh ở các trường Đại học Kinh tế, Kinh doanh, từ trường Đại học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt từ khóa III đến khóa VIII (trước 1975) cho đến Đại học Văn Lang, Đại học Mở Bán công TP. HCM, Đại học Duy Tân Đà Nẵng, Doanh thương Trí Dũng..., đến viếng anh và tiên đưa anh.

Ấm cúng, vì không ai đến viếng anh mà có bất cứ một động cơ lợi lộc nào, ngoài động cơ thương tiếc, mến yêu. Đức Tổng đến viếng anh, tuy trong phẩm phục, nhưng không ngoài ý nghĩa cha xót con, tre khóc măng (già) và hơn thế nữa, tiếc một tài năng mà ngài mới vừa chớm biết, khi anh tình nguyện làm tư vấn kinh tế - tài chánh - pháp luật cho ngài. Ngài đã bị anh chinh phục bởi tính khiêm nhường, lắng nghe, phát biêu sâu sắc, chừng mực, và uyên bác của anh. Cho nên trong bữa cơm sau buổi họp, ngài thường kéo anh ngồi một bên, người viết ngồi một bên. Tự thấy mình là phản diện của anh, tôi thưa với Đức Tổng : “Con ngồi đây, như ông Ác đứng cùng với ông Thiện, ở hai bên cửa chùa”.

Học trò sinh viên của anh đều đeo băng tang, khóc anh tự nhiên như trẻ thơ, sốt sắng đón đưa, dắt xe vô, dẫn xe ra cho khách, nhờ vậy nhà anh nhỏ mà chứa vừa đủ từng ấy lượng người. Qua thái độ yêu thương, luyến tiếc thầy ra đi quá sớm của học trò anh từ xanh tóc đến bạc đầu đã minh chứng hùng hồn lòng “tôn sư trọng đạo”, mà hầu như mọi người đều bi quan, là hết sức sáng tỏ trong đám tang anh. Bởi lẽ thầy phải ra thầy, thì trò mới ra trò, mà thầy chỉ ra thầy là trong điều kiện môi trường xã hội, Nhà nước, nhận biết thầy là ai, ích cho nước, lợi cho dân tộc như thế nào, từ đó tạo mọi thuận lợi cho thầy phát huy tâm đức thầy và oai nghiêm thầy, thì học trò mới chịu học, mới chịu nghe lời, mới chịu vào khuôn phép, tự rèn luyện và chịu sự rèn luyện đê nên người. Xã hội sẽ như thế nào nếu lớp trẻ lớn lên mà chưa “nên người”, như xã hội cần dùng và mong đợi ? Hỏi tức là trả lời.

Anh Định là Tiến sĩ quốc gia Luật khoa và Khoa học Kinh tế trường Đại học Luầt Khoa Sài Gòn, năm 1974. Nhưng trước đó đã dạy với tư cách Giáo sư diên giảng (maitre de conférence) tại trường Đại học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt như đã nói. Anh là người đam mê kinh tế học, và thấm đẫm các học thuyết và phương pháp kinh tế học, như trái ổi ngâm cam thảo. Anh rất say mê nghề dạy học, cho nên luôn luôn dành nhiều thời giờ soạn giáo án rất công phu, vừa dê hiêu, vừa uyên bác, cập nhật với những cái mới xảy ra trên thế giới. Anh chấm điêm vừa có nhân, vừa có trách nhiệm cao.

Anh cũng rất say sưa nghiên cứu, cho nên tham gia cộng tác với anh em chuyên viên kinh tế tài chính TP. HCM, trong nhiều chuyên đề đóng góp với Thành phố và Chính phủ. Anh là cộng tác viên thường trực rất tích cực của Viện Kinh tế TP. HCM, trong vai trò chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu cấp Thành phố. Lúc anh đã bệnh nặng, có lúc đi hết nổi, anh vẫn năng tham dự các phiên họp hàng tuần của anh em. Thấy anh hăng say (nhưng thều thào) phát biêu, nhiều anh em quên anh bệnh, phân công cho anh lãnh phần đề tài nầy nọ, hoặc nhắc anh nhớ đi họp sơ kết, tổng kết đề tài. Anh lãnh phần chấp bút biên tập công trình nghiên cứu tổng kết: “Mười năm đổi mới của nền Kinh tế Việt Nam” của anh em. Và đóng góp cuối cùng của anh là trong đề tài : “Đề xuất cải tổ hành chánh quốc gia”.

Anh ra đi là một mất mát lớn cho gia đình, cho anh em chuyên viên kinh tế, cho Giáo hội mà anh là một tín hữu trở lại, có ý thức cao về giá trị cam kết thiêng liêng của anh. Anh đã chịu khó học đi học lại ba khóa giáo lý tại Tu viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Dòng Chúa Cứu Thế, rồi mới thấy đủ sức nhận Phép Rửa. Anh bước vào Giáo hội với hai vốn lớn là một nền giáo dục nho phong chặt chẽ của gia đình, một tri thức thâm sâu Phật học lúc vào đời. Thấy anh trở lại, có người tưởng anh theo đạo vợ. Thật ra, tôn trọng tự do lương tâm của bạn đời, anh không ép chị theo đạo chồng.

Mất anh, tôi bị cú sốc nặng, vì anh có những đức tánh mà tôi học hoài vẫn chưa nên thân. Tôi mất một gương mẫu sống hài hòa của một bậc quân tử, một bậc minh triết và một tín hữu sống đạo âm thầm, nhưng biết bao sâu sắc, tôi thường cảm nhận thế.Xin hẹn gặp lại anh vào ngày phục sinh. Amen

Công Giáo và Dân Tộc số 1190, Ngày 8.1.1999

No comments: