Monday 21 April 2008

NHÂN DỊP CHÚC PHONG TÂN ĐAN VIÊN PHỤ DÒNG BIỂN ĐỨC THIÊN AN, HUẾ: TẤT CẢ ĐỀU LÀ HỒNG ÂN, BẤT HẠNH CÀNG LÀ HỒNG ÂN

Lâm Võ Hoàng

Ngày 27.8.1998, tại Huế, Đan viện Biên Đức Thiên An có tổ chức thánh lê tạ ơn, nhân dịp khánh thành nhà thờ mới của Đan viện, đồng thời, tiến hành nghi thức chúc phong Đan viện phụ (Abbé) cho cha Đan trưởng Stêphanô Huỳnh Quang Sanh vừa được cộng đoàn đan sĩ Thiên An bầu vào chức phẩm đó, sau khi Đan viện Thiên An được Đức Đan phụ Chủ tịch Tông dòng Subiaco, Rôma, quyết định nâng bậc thành Đan phụ viện (Abbaye).

Thánh lê đồng tế do Đức Tổng Giám mục Huế Nguyên Như Thê chủ sự, có sự tham dự của Đức Giám mục Đà Nẵng Nguyên Quang Sách, ba Đan viện phụ Xi-tô Phước Lộc, Phước Lý, Châu Sơn, bảy mươi linh mục Dòng Triều, mười Bề trên cả Dòng tu trong và ngoài địa phận Huế, và hơn sáu trăm tu sĩ và giáo dân ân nhân thân nhân, khách quý của Thiên An.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập Dòng Biên Đức tại Việt Nam, do nhà Dòng mẹ La-Pierre-Qui-Vire (Pháp) vào năm 1940 tại Huế, một đan viện (Thiên An, hạt giống tiên khởi) được nâng lên hàng Đan phụ viện, là bậc toàn hảo của Đan viện.

Từ hạt giống đan tu này, đến nay, đã phát triên thêm ba nhà là Thiên Bình (1968) tại Long Thành, Đồng Nai, Thiên Phước (1972) tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, cả hai hoạt động và phát triên ổn định, và Thiên Hòa (1962) tại Buôn Ma Thuộc, đang kiên trì khắc phục hoàn cảnh khó khăn, có hy vọng sớm chấm dứt. Tất cả bốn nhà cấu thành Tỉnh Dòng Việt Nam, do cha Huỳnh Quang Sanh phụ trách giám tỉnh từ nhiều năm qua.

Điều đáng ghi nhận là không phải do quá trình "sống lâu thành lão làng", hơn nữa còn “sinh con đẻ cháu” như nói trên mà Thiên An được nâng bậc. Trong biến cố tết Mậu Thân (1968), Thiên An bị máy bay Mỹ dội bom dập nát. Rất may là rất ít thương vong, do nhà nguyện tầng hầm xây toàn bằng bêtông cốt sắt và đá hột xanh rất kiên cố, với sức chứa trên một ngàn người, đã kiên vững phát huy sức chịu đựng, cho nên đã cứu được ngần ấy sinh linh đang trú ẩn trong đó.

Nhưng đối với Thiên An, cơ nghiệp kê như tan tành. Đặc biệt, thư viện nổi tiếng Đông dương về kho sách Việt Nam học độc nhất vô nhị, phút chốc biến thành tro khói. Cộng đoàn đan sĩ phải đùm túm ăn nhờ ở đậu tại các Dòng tu bạn. Một số thiên di về phía Nam tìm cách gây dựng cuộc sống chờ ngày “qui cố hương”.

Đến đầu những năm 1970, theo lời gọi của các Bề trên, một số anh em trở về chốn cũ, đê lại tại chỗ một số anh em trẻ hoàn thành các công trình đã khởi sự. Thiên Bình, Thiên Phước lần lượt ra đời trong tình hình đó. Đối với Thiên An, không cần phải giàu trí tưởng tượng, mới hình dung được quyết tâm và nô lực phi thường mà nhóm đan sĩ quy tụ về đã phải thê hiện, đê biến đổi đổ nát thành một Thiên An như xưa, thậm chí nhiều lần hơn xưa, với hai công trình xây dựng mới :

Đó là một ngôi nhà thờ mới, theo kiến trúc cổ điên dân tộc, ngay phía trên nhà nguyện tầng hầm, với một tháp chuông, cũng toàn bằng đá, cao 37 mét với 143 bậc thang, tất cả rất khéo, rất đẹp, rất công phu, trên hết, rất Huế của một Huế đang xiết đổi tự hào về đóng góp đặc sắc của mình vào di sản văn hóa thế giới. Và đó là một nhà khách khá hiện đại, theo truyền thống hiếu khách đan tu Biên Đức, đê tiếp những khách hành hương tĩnh tâm, muốn tìm một khung cảnh thinh lặng, cô tịch, giữa thiên nhiên đồi thông chập chùng, đê cầu nguyện, tìm gặp Thiên Chúa, tìm gặp chính mình.

Điều không ai ngờ là những xây dựng mới đó không xuất phát từ một ham muốn công trình đồ sộ, mà chỉ đơn giản là đê tạo một mái che ở trên cho trần bê tông tầng hầm khỏi bị nắng, làm nứt nẻ và mưa làm rịn nước ẩm ướt tầng hầm. Bởi lẽ cấu trúc nhà nguyện tầng hầm, được xây trong lòng đất toàn bằng đá, nhưng rất thoáng mát, nhẹ nhàng, hài hòa, cho nên được chính quyền sở tại quan tâm đánh giá tốt, coi đấy như một công trình khá độc đáo của di sản văn hóa của đất Huế tài hoa, thơ mộng, cần cù, hết sức vương giả, mà cũng hết sức dân gian.

Chính vì yêu cầu che chắn chính đáng và cần thiết đó mà trong điều kiện còn nhiều khó khăn cần và đang được tháo gỡ, chính quyền đã không hẹp hòi gì mà cho phép “che chắn” bằng một công trình khang trang kê cả tháp chuông cao vút, sừng sững trên đỉnh đồi, góp phần điêm tô đáng kê cho một vùng đồi núi còn hoang vu, nhưng hết sức thơ mộng. Âu cũng là một niềm vui chung, một dấu hiệu tốt đẹp báo trước một tương lai gần thông cảm sâu sắc hơn. Rõ ràng đây là một “tốt mặt” cho cả chính quyền lẫn Giáo hội.

Cha Huỳnh Quang Sanh vốn là một đan sĩ linh mục trẻ “qui cố hương” và không bao lâu sau đó, có vị trí phụ trách thực tế Thiên An trong suốt nhiều năm dài khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thê vượt qua, ngày hôm nay, trong khung cảnh long trọng lê chúc phong, giữa ánh sáng vàng son lung linh, giữa trầm hương nghi ngút, giữa nhã nhạc du dương như trời cao gieo xuống, trong phẩm phục Giám mục, theo truyền thống đan tu, cha đã nghĩ gì, nói gì với Thiên Chúa, nếu không phải là ”tất cả đều là hồng ân, bất hạnh càng là hồng ân” ? Không bị bom dội, Thiên An giờ đây ra sao ? Liệu có Thiên Bình, Thiên Phước như hai đóa hoa hàm tiếu, dâng lên Thiên Chúa chăng ? Liệu có tới phần cha phủ phục trước ngai tòa Tổng Giám mục, đê nhận chúc phong không ? Rõ ràng ”hồng ân Chúa bao la, tuôn đổ xuống chan hòa. Tuy nhiên con nhỏ bé, bao nhiêu cũng không vừa ! Tạ ơn Chúa !

Công Giáo và Dân Tộc Số 1173

No comments: