Monday 21 April 2008

BẬC QUÂN TỬ QUẢNG ĐẠI VÀ ĐẤNG SÁNG SUỐT KHÔN NGOAN

Lâm Võ Hoàng

Tháng 10.1989, nhận lời mời của ông Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, tôi ra Hà Nội với anh H.B.S, trong tâm trạng mừng vui đặc biệt. Không chỉ vì được cơ hội hiếm có làm việc với một lãnh đạo quốc gia có uy tín lớn, cha đẻ của khẩu hiệu "bung sản xuất", mười năm trước, mà cũng vì được thấy tận mắt một-nửa-kia-của-đất-nước, nơi "nhược thâm trân tàng" phần lớn lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ quốc Việt Nam mến yêu, sau khi tự mình đã trả xong cái giá đích đáng, không mắc, không rẻ.

Trời thu Hà Nội tuyệt đẹp, mát mẻ, nắng ấm, gió hây hây, vừa đủ se da người Nam Bộ. Chúng tôi được đưa vào phòng làm việc đơn sơ, đặt tại một hành lang của tư thất, vài phút sau, ông Phó Chủ tịch HĐBT bước vào với một nụ cười rạng rỡ, mà sau nầy, trên báo Tuổi Trẻ, tôi đặt tên là "Nụ cười Việt Nam". Đây là lần đầu tiên, tôi được gặp ông bằng xương bằng thịt, tươi trẻ hơn trong ảnh trên báo.

Sau khi nắm rõ mục tiêu chuyến đi này là tham gia đề án "đổi mới căn bản ngân hàng" của hai nhóm nghiên cứu do các ông GSTS Phan Văn Tiẽm và Cao Sĩ Kiêm, tân Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chủ trì, tôi mới trình bày với ông PCTHĐBT là tôi đã chờ đợi ngày này trong suốt mười bốn năm nay, cho nên lẽ tất nhiên là tôi hân hoan nhận lời. Tuy nhiên, đê mọi việc được rõ ràng, trong sáng, tôi xin có nguyện vọng là được nhận lời với tư cách là người có lý lịch như thế này (tôi trình tờ sơ yếu lý lịch) và là người Công giáo, đê qua sự đóng góp tận tụy của tôi, ông có thê thấy rằng người Công giáo cũng biết yêu nước.

Ông đã vui vẻ chấp nhận. Từ đó, trước mắt ông, tôi là một Kitô hữu được ông tranh thủ giúp việc cho ông, cùng với nhiều anh em khác, với tư cách chuyên viên kinh tế - tài chánh - ngân hàng. Cũng từ đó, khi thuận tiện, tôi có thê trao đổi với ông về những việc, những vấn đề mà tôi nghĩ rằng có thê giúp ông hiêu rõ hơn về tôn giáo và Giáo hội của tôi, cũng như đê ông nắm được những cố gắng trình bày và giải thích của tôi với các Đấng bản quyền và quý vị Giáo phẩm mà tôi có dịp gặp, thậm chí với Tòa Thánh Rôma, về những lý do nguyên nhân sâu xa mà theo suy nghĩ độc lập của tôi, có thê đã khiến cho Nhà nước Việt Nam có những hành động và thái độ có thê hiêu được như đã biết. Đê từ đó, với hy vọng Tòa Thánh, với lòng yêu thương và quan tâm sâu sắc đến với con cái Việt Nam của mình, có bước uyên chuyên và thích nghi cần thiết ít ra cho buổi đầu bang giao, đầy u uất, và nghị kỵ, không thê không khó khăn, không chông gai, giữa hai Nhà nước, hai thế lực, mặc dù trên hai bình diện khác nhau.

Trong những lúc đó, ông cũng đã dành nhiều thì giờ quý báu đê nói lên những cảm nghĩ của ông về một số nguyên nhân đã ảnh hưởng không may đến những quan hệ vẫn có thê tốt đẹp giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam.

Chính trong những dịp này mà tôi mới thấy ông quả là "bậc quân tử quảng đại đáng kính mến", như tôi đã viết trên CGvDT gần đây, vì ông hoàn toàn không có một định kiến nào về đạo Công giáo. Chỉ có những sự việc mà ông được báo cáo, hoặc được biết trực tiếp mới là cơ sở cho những nhận định rành mạch dứt khoát của ông về một số nhân vật tình hình trong đạo. Đôi khi tôi có trình bày lại, nhưng ông nhẹ nhàng cho tôi biết, ông có thông tin đầy đủ và hệ thống hơn tôi.

Những lời của ông, như con người của ông, luôn luôn thê hiện "có người có ta" ở trong một thái độ tôn trọng “đối thủ”. Đôi khi ông có thê nghiêm khắc nặng nề, nhưng không bao giờ miệt thị gây tổn thương không cần thiết. Nhiều câu nói chí tình đến chết tôi cũng không quên. Như có lần, giữa câu chuyện, ông đã làm tôi bất ngờ, chỉ biết âm thầm tạ ơn Chúa : "Tôi không theo Chúa, nhưng tôi không chống Chúa". Và một lần khác, kết thúc câu chuyện, ông bắt tay tôi : “Tôi là người Cộng sản, anh là người Công giáo, chúng ta gặp nhau ở cái tâm". Chính vì "gặp nhau ở cái tâm" đó mà ông dành một cảm tình đặc biệt sâu sắc đối với Đức Phaolô. Đặc biệt đến đỗi không những ông muốn đấng kế vị Ngài phải có đường hướng mục vụ giống Ngài, mà ông còn trách cứ người mà ông cho là "ăn ở không tốt" với Ngài. Cảm tình này còn sâu sắc đến đỗi hình ảnh trong sáng của Ngài hầu như luôn ở trong tâm trí ông và mỗi lần đề cập đến Công giáo, đều nhắc lại một kỷ niệm nào đó với Ngài.

Như trong lần ông mời anh H.B.S và tôi dùng cơm tối trong căn nhà rất xinh xắn dưới tàn các đại thụ trong khuôn viên Phủ thủ tướng. Khi tôi khen chai rượu Bordeaux mà anh cần vụ, mặc smoking đen, vừa rót, ông liền tươi cười cho biết ông uống được rượu chát là do "ông Bình", vì mỗi lần ông đến chơi, "ổng" đều mời ông dùng rượu lê. Rồi ông bắt qua khen ngợi đường lối khôn ngoan sáng suốt kịp thời của ngài và nhắc đến những kỷ niệm phấn đấu gian nan của buổi đầu đầy khó khăn, nhờ đó hai tâm hồn lớn, hai con người thiện chí mới có điều kiện gặp nhau.

Chẳng hạn như một buổi sáng Chúa nhật nọ, ông rủ Ngài ra vườn Tao Đàn dạo mát. Thấy một đám trẻ em đang nô đùa, ông hỏi Ngài : “Đố ông biết trong đám trẻ em kia đứa nào là Công giáo đứa nào là Phật giáo, đứa nào là con cán bộ cộng sản, đứa nào là con ngụy, đứa nào là gốc Hoa, đứa nào là người Kinh ? Chúng chơi giỡn với nhau rất bình đẳng và thân mật, chỉ biết giỡn sao cho vui là được. Đâu có đứa nào nhớ mình là ai, đứa kia là ai đâu ? Nếu tất cả người lớn chúng ta đều được như chúng nó thì điều đó rất có lợi cho hòa hợp dân tộc. Nghe tôi nói, ông Bình nhìn tôi tỏ ra xúc động. Như vậy, giữa người Việt Nam với nhau, có gì thì cùng bàn bạc với nhau là tốt hơn". Tôi có nhỏ nhẹ nhắc lại với ông câu trả lời phỏng vấn của Ngài trên báo Sài Gòn Giải Phóng là đối với cấp lãnh đạo trên thì mọi sự hầu như đều tốt đẹp, dê dàng. Nhưng khi xuống tới cấp dưới, thì sao mà lại khó khăn, rắc rối quá !

Ông cho biết mọi sự đều không đơn giản và cần phải có thời gian của nó ! Và ông nhắc lại lần ở Davos (Thụy Sĩ) năm 1990, nhằm tháo gỡ bế tắc cho Việt Nam, vừa rút quân khỏi Campuchia, ông đã chủ động đến tìm gặp ông Lý Quang Diệu tại khách sạn. Không nản lòng trước thái độ lạnh lùng, thậm chí trịch thượng của ông này, ông đã thẳng thắn trình bày rành mạch, có tình có lý, lập trường của Việt nam. Sau đó, cuịng năm cơm bảy cháo, ông đã thuyết phục được ông Lý, thê hiện bằng việc ông Lý đến thăm đáp lê ông tại khách sạn và ủng hộ công khai Việt Nam tại hội trường, cũng như về sau trở thành cố vấn của ông.

Vào dịp Tết vừa qua, như thông lệ, anh H.B.S và tôi đến chúc Tết ông vào chiều mồng một. Qua ba hồi bốn chuyện, câu chuyện đạo lại nở ra, nhân khi ông hỏi thăm tôi về sức khoẻ của Đức cha Thuận. Tôi có nhắc lại lời Đức cha thở than với tôi, hồi tôi từ Pháp qua Rôma thăm Ngài, tháng giêng 1996, rằng điều ray rứt ân hận lớn nhất đời ngài là không được về trả nghĩa và làm "bổn phận hiếu thảo" với Đức Phaolô. Ông phiền trách Tòa Thánh Vatican luôn luôn tìm cách áp đặt giải pháp với Chính phủ Việt Nam, cho nên khi Vatican đưa tên một người nào ra thì đê đối phó, Việt Nam lại phải từ chối. Đó là điều đáng tiếc, vì nếu hàng Giám mục Việt Nam được Vatican, vốn không có điều kiện nắm hết tình hình tại chỗ, cho phép trao đổi bàn bạc với Chính phủ, thì giữa người Việt Nam với nhau, mọi sự sẽ dê dàng hơn. Một khi đạt được sự nhất trí về tên hay một số tên của người nào rồi, thì Tòa Thánh cứ việc bổ nhiệm, không có vấn đề gì hết.

Rồi ông bat qua tán thành phong cách của Đức Phaolô là "trong lúc phải phục tùng Vatican, ông Bình vẫn giữ một sự độc lập nào đó", trong việc trình bày lại với Vatican, một số mặt cần quan tâm của vấn đề, nhờ đó những thực tế của tình hình, những ý kiến, lập trường của Chính phủ Việt Nam không bị loại trừ. "Chớ còn đối với một vài giám mục khác, sở dĩ chúng tôi không đồng ý là vì không có một sự độc lập nào hết...". Tôi nhỏ nhẹ thưa rằng cái mà ông gọi là "sự độc lập của Đức cha Bình" không nên hiêu theo nghĩa thông thường, vì mọi hành động của giám mục "đều dựa trên nền tảng hiệp thông tuyệt đối và toàn diện với giáo hoàng". Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa đã ban cho mọi Kitô hữu (và hiêu rộng ra, mọi con người) "sự tự do của con cái Thiên Chúa", thì giám mục không những là không biệt lệ, mà còn cần hơn ai hết, thê hiện sự-tự-do-trong-vâng-phục đó, vì lợi ích của tương quan - có tính bản thê - đạo đời, tức là tương quan giữa hai thành đô, thành đô Thiên Chúa và thành đô con người. Tuy nhiên, thê hiện như thế nào sự tự do đó, còn tùy thuộc ở bản lĩnh, ở "cái tạng" của mỗi người. Như vậy, các giám mục cơ bản đều như nhau.

Tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa theo nhãn quan đức tin của chúng tôi. Ở một thời điêm nhất định nào đó, Chúa đã soi sáng và thúc đẩy Đức cha Bình "ba phải" thê hiện một bản lĩnh mục tử kiên cường, đúng lúc hợp thời, như Môsê thuở xưa, nhờ vậy đã tránh cho tổng giáo phận quan trọng nhất, một khủng hoảng lãnh đạo ghê gớm có thê ảnh hưởng đến toàn Giáo hội. Còn ở thời điêm nhất định nào khác Thiên Chúa đã cho giáo phận, xưa nay chưa hề biết "trống tòa" là gì, nếm mùi đê phong phú kinh nghiệm sống theo thời, dù gì cũng là của Chúa đặt ra. Và ông đã quảng đại chấp nhận "sự độc lập" theo cách hiêu đó. Và tôi đã nhắc lại lòng tri ân của tôi như một giáo dân, khi trong bữa cơm tối nói trên, tôi có than van ai oán với ông : "Không lẽ Nhà nước cứ kéo dài tình trạng "rắn không đầu" của Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh, khi đầu một nơi, thân một nẻo hoài hay sao ? . Ông đã cười xòa : "Mấy ông làm chui, chúng tôi biết hết trơn".

Chuyện dài nhiều tập, nhân dịp Đức Gioan Baotixita từ Đồng bằng sông Cửu Long về nhận tòa, trong sự mừng vui của giáo dân và chính quyền thành phố, xin có vài kỷ niệm về một bậc quân tử quảng đại và một Đấng sáng suốt khôn ngoan, kính dâng lên Đức cha kính mến đê tham khảo, mà tuyệt đối không có sự "gợi ý" nào của bất cứ ai. AMEN !

NGUYÊT SAN CGvDT SỐ 41, THÁNG 5.1998

No comments: