Monday 21 April 2008

CẦU CHÚC CGvDT MẠNH TIẾN TỪ NGÂN KHÁNH NÀY QUA KIM KHÁNH KHÁC

Lâm Võ Hoàng

Là bạn đọc CGvDT từ nhiều năm qua, niềm vui đơn sơ của tôi là mỗi chiều thứ năm, xong thánh lê tại nhà thờ Đa Minh Mai Khôi, tôi có ngay tờ CGvDT mới ra lò, vội vàng đem về nhà, bật đèn bật quạt, nằm thẳng cẳng đọc một mạch, mặc kệ cơm nước.

Bắt đầu là mấy cái “thế sự đời thường”, mà không đọc liền, nó bức rức làm sao ! Nào “Sổ tay” hôm nay phê ai, phán gì ? Các trang “Bạn đọc và Dư luận”, như Bách-hoa-nguyên (Back hwawon, tên nhà quốc khách ở Bình Nhưỡng) hôm nay nở rộ hoa thơm cỏ lạ nào ? Rồi tin tức “Công giáo trong nước”, cha nào đổi đi đâu, đấng nào đến thay, cha nào từ phó lên chính, cha nào từ chính về hưu ? Đức cha nào đồng tế ở đâu với ai, hoặc đi thêm sức ở chốn khỉ ho cò gáy nào ? Rồi “Công giáo thế giới”, bữa nào không có Vatican thì buồn liền. Và một vài bài nhẹ của “Bạn trẻ”“Các em”. Cuối cùng là cáo phó đê cầu nguyện chia sẻ với những vị mình quen hay biết và tin vui chúc mừng và vui lây.

Đến tối, ngủ sớm, đem ra đọc các bài “nền” thần học của mấy cây đại thụ (đê nắm chân lý làm “cốt sắt” cho các bài “bá láp” của mình) cho tới khi nhướng mắt hết lên. Rõ ràng CGvDT là tờ báo duy nhất trong những số báo (biếu) bề bộn đầy bàn đầy nhà, tôi đọc một mạch từ đầu đến cuối. Mà phải báo mua cơ ! Còn báo biếu, hôm sau mới có, tôi đem tặng một anh em khác, nay người này, mai người nọ, vì người nhận báo có con dấu “kính biếu” mới thấy oai và thích !

Báo CGvDT có ích lợi hay không ? Tôi không rõ. Nhưng CGvDT, đối với tôi, là một nhu cầu. Nhu cầu thông tin mặc dù thông tin thuộc loại “cầu dừa đủ xoài” và trên hết, nhu cầu hiệp thông, tờ báo vươn tay tới đâu, mình hiệp thông tới đó, như vậy cũng “cầu vừa đủ xài”. Đọc báo khác, nắm thông tin, cùng lắm là mình chia sẻ. Còn đọc CGvDT, ngoài chia sẻ vui buồn, mình còn hiệp thông trong cái hay lẫn cái dở, tức là còn thấy có mình trong đó, trong cái hay chung lẫn cái dở chung, như khi bạn thọc léc ta, miệng ta toét cười, còn thầy véo tai ta, miệng ta méo xệch.

Ngồi một chỗ, hồn ta thả về rừng sâu biên cả, Cần Giờ, Lạng Sơn, Tây Nguyên, Cà Mau, Rục, K’ho... Mỗi nơi là khởi hứng cho nguyện cầu, đê thấy gần gũi thân thương với những người chưa biết mặt, mà đã là anh em do “chỉ có một đức tin một phép rửa, một Thiên Chúa là Đức Kitô”. CGvDT là sợi giây liên lạc vô hình nối kết đầu này với đầu nọ, vượt qua thời gian (với các thánh tử đạo, Anrê Phú Yên chẳng hạn), không gian (với các anh em bị sát hại ở Đông Ti-mo, Ma-lu-ku, Am-bông bên In-đô-nê-xi-a) và những định kiến khắt khe dai dẳng.

Có lẽ người ta khen CGvDT trên trang báo của nó nhiều hơn ngoài cửa miệng của họ. Vì khen ngoài miệng, phải chăng chỉ tổ làm cho người đối thoại và ngờ vực mình một cách không cần thiết ? Nhưng mặt khác tôi có cảm giác là CGvDT có nhiều bạn đọc gấp mấy lần số báo phát hành. Vì từ trong Nam, ra ngoài Trung, đến ngoài Bắc, tôi có dịp hầu chuyện với nhiều đấng, tuy không nói rõ có đọc CGvDT hay không, nhưng lại tỏ ra không xa lạ gì về một số bài trong đó.

Hơn thế nữa, có lần tôi được hân hạnh, như người giáo dân duy nhất, được dùng bữa tại nhà Đức cha của giáo phận đô hội như Sài Gòn. Đức cha bận tiếp khách nước ngoài, chỉ có Đức cha phụ tá lành-như-cơm-nguội “cầm chịch”. Các cha, từ nhiều nơi đến, cười nói vui vẻ, thoải mái. Bỗng nhiên, một số đấng nhao nhao chạy đến góc phòng chụp tờ báo mới được đem tới, rồi đi về chỗ, vừa tranh thủ đọc. Tôi liếc nhìn bìa, té ra là CGvDT đã trê hai tuần. Tôi ngồi thu hình, im thin thít.

Vậy thì cái “hay” của CGvDT ở chỗ nào ? Phải chăng ở sự tồn tại của nó, cũng như ở sự kiên định lập trường của nó là “nêu rõ vấn đề mà không gây dị ứng”. CGvDT tồn tại như “hũ mắm treo đầu giàn”, tuy trách móc nó đủ thứ tội tình, nhưng không ai muốn mất nó. Nó không chỉ là “con một” của bố mẹ nó, mà còn là con chung của cả xóm son sẻ, mà “má” nào cũng giành bồng ẵm, nựng nịu, cho ăn bánh nầy kẹo nọ. Bố mẹ nó chỉ còn lo việc “hậu cần” : tả lót, đẹn sài, bú mớm, khóc la, dở chứng, rồi chiều chiều tắm rửa, đánh phấn thơm, thay áo quần đẹp cho nó, đê lối xóm ẵm dạo chơi.

Nhưng đó là tình trong, chớ lý ngoài” cũng vẫn là : nó tồn tại bởi vì nói xứng đáng tồn tại, nó xứng đáng bởi vì nó nghiêm túc, biết trách nhiệm, biết phấn đấu đê sớm thoát ly cái “chẳng đặng đừng” của buổi đầu đầy phức tạp, không cần thiết nhắc lại, thậm chí nhớ lại, mà tìm gặp chỗ dựa vững chắc nơi Giáo hội và Cộng đoàn huynh đệ tín hữu, đúng sát nghĩa với tôn chỉ chung là “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”, chớ không nơi đâu khác hết.

Hướng phấn đấu và quá trình phấn đấu vừa qua của CGvDT là gì ? Là sau khi khẳng định mạnh mẽ, với những bước tiến, lẫn những bước chập choạng, thậm chí vấp ngã và làm tỏ rõ công giáo không xa lìa dân tộc, như Chúa Giêsu không xa lìa It-ra-en và Giê-ru-sa-lem, giờ đây là tìm về nguồn cội đích thực của nó là Công giáo và Dân tộc, từ đó làm công cụ có giá trị tham khảo đích thực giúp các tín hữu tìm ra căn tính đích thực của mình là một Kitô hữu Việt Nam.

Trên cơ sở nắm vững những giá trị văn hóa tôn giáo đặc thù của mình, người Kitô hữu Việt Nam từ trong lòng Giáo hội Việt Nam, hiệp thông với Giáo hội phổ quát toàn cầu và liên đới với các Giáo hội châu Á, đồng thời sống chan hòa, gắn bó, khắng khít, tôn trọng nhau giữa mọi thành phần khác nhau của cộng đồng dân tộc (không tôn giáo hoặc tín ngưỡng, đến có tôn giáo hoặc tín ngưỡng, dưới dạng nào mặc tình, miên là không mê tín dị đoan, chủ trương trái với bác ái, công bằng và lý trí).

Bước kế là trên cơ sở chấp nhận các thành phần văn hóa - xã hội tôn giáo khác nhau của cộng đồng dân tộc như nói trên và được các thành phần này chấp nhận một cách chân thành và bình đẳng, cộng đoàn tín hữu Kitô giáo sẽ tiến hành, với sự đóng góp và đồng hành của CGvDT về mặt ngôn luận, một cuộc hội nhập văn hóa đích thực vào truyền thống văn hóa Việt Nam mà nói cho thấu đáo, suốt 500 năm có mặt tại Việt Nam, đạo Công giáo không phải là không có những đóng góp nhất định, thậm chí đáng kê mà đỉnh cao là chữ quốc ngữ.

Với một hội nhập được hệ thống hóa, chúng ta mới có những đóng góp mới có hệ thống vào tư duy, động thái, tâm lý xã hội của dân tộc như các đạo Nho, Thích, Lão đã làm. Chúng ta sẽ chuyên tải có hệ thống các giá trị của nền văn minh Do Thái - Kitô giáo vào kho tàng văn hóa dân tộc, sau khi Việt Nam hóa các giá trị ấy, như Tam giáo trên đây đã làm.

Chính hướng và quá trình phấn đấu đúng đắn của CGvDT mà ngày càng có sự tham gia đóng góp của nhiều cây bút giáo dân Công giáo, Tin Lành, thậm chí nhiều cây bút có giá trị không tôn giáo nữa. Điều nầy, chứng tỏ công giáo không loại trừ mà dung nạp rộng rãi, vì Tin mừng há đã chẳng chỉ ra rằng “trong nhà cha có nhiều chỗ ở” hay sao ? Mặt khác ngày càng có nhiều cây bút tu sĩ, giáo sĩ tham gia đóng góp cho CGvDT mà đỉnh cao là một số đông các Đức cha mà quí bạn đọc có thê đếm trong số báo này, vừa phá vỡ thế đơn độc mà Đức cha Long Xuyên Bùi Tuần đã nhẫn nại chịu đựng hàng chục năm qua, vừa xác minh cho mọi người thấy rõ là CGvDT là CGvDT và chỉ là CGvDT, chứ không phải là thứ này thứ nọ như nhiều người lầm tưởng oan uổng.

Đê kết luận tôi có được nghe tòa soạn CGvDT có gút lại bốn nội dung mà CGvDT có thê sám hối, nhân dịp Giáo hội sám hối với mọi người sám hối. Bởi sám hối là một hành vi tin tưởng, yêu thương, cậy trông của con người tự do với Thiên Chúa toàn năng, không ai ép ai hoặc “khích tướng” ai được. Riêng tôi thiết nghĩ, CGvDT như nhiều người có thiện chí “gặp thời thế, thế thời phải thế” vào buổi ban đầu của giai đoạn lịch sử mới, gặp lửa cháy mày, nên gấp rút mạnh ai nấy chữa cháy, nên không kịp giải thích biện minh với ai hết, cho nên dê gây hiêu lầm khó giải quyết. Nay chuyện đã qua, đã biết rút kinh nghiệm, thì nên đê tâm lực, trí lực, thê lực, tài lực tập trung mở đường cho tương lai, trong hy vọng và bình an. Chẳng ích lợi gì nhai mãi cục sing-gum đã nhạt thếch ! Cầu chúc CGvDT tiến bước từ Ngân khánh này sang Kim khánh khác trong hồng ân Thiên Chúa, chúc phúc của Giáo hội và ủng hộ của Cộng đoàn Dân Chúa.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1266-1267, Ngày 7.7.2000

No comments: