Monday 21 April 2008

SUY NGHĨ CÔNG BẰNG VỀ CHO VAY NẶNG LÃI

Lâm Võ Hoàng

Cho vay lãi nặng là một nghiệp vụ phổ biến trong các xã hội loài người từ thời cổ đại mà từ người nghèo đến người giàu, ai cũng có lúc phải đi vay. Thậm chí nhiều người không túng thiếu, hơn nữa giàu sụ cũng đi vay, đi vay tiền thánh tại các đền nổi tiếng linh thiêng, như hiện nay miếu Bà Chúa Xứ, ở núi Sam, Châu Đốc. Bà không đòi lãi, nhưng ít ai khi “trả nợ”, lại không trả lãi gấp chục, trăm, thậm chí nghìn lần vốn gốc, chỉ có tính tượng trưng, vài đồng là đủ giúp cho công việc làm ăn phất lên.

Cho vay phải lấy lãi nặng, càng nặng đối với những số tiền nhỏ và đối tượng nghèo. Còn đối với số tiền lớn, đối tượng đi vay tất nhiên là nhà giàu, cho nên ngoài lãi suất tương đối nhẹ hơn, so với nhà nghèo, họ còn phải gá ruộng đất, tạo bảo đảm tốt hơn cho chủ nợ, nhiều khi lợi dụng mưu mô, xiết đất trừ nợ, làm cho người giàu bỗng nhiên hóa nghèo. Vì là cho vay lãi nặng, nên một tỷ lệ không nhỏ cho vay, dê trở thành nợ khó đòi. Đê đòi nợ, người ta có thê thưa kiện lên quan, nhưng tiền lo cho quan có khi vượt quá số cho vay. Nhưng phổ biết nhất vẫn là sử dụng bạo lực (mồm, chân tay, hung khí...). Hóa cho nên đi vay đồng nghĩa với đút đầu vô thòng lọng và tàn đời.


Vì vậy Chúa Giêsu, vốn không ưa nhà giàu, mặc dù thường tiếp xúc với họ, đã chúc phúc cho những ai “cho vay không đặt lãi”, vì lòng xót thương kẻ nghèo. Nhưng mấy ai đã được Thiên Chúa chúc phúc ? Hiện tượng cho vay nặng lãi kéo dài từ thời cổ đại đến nay xem chừng chưa chấm dứt mà càng sinh sôi nẩy nở với đỉnh cao là lối “cho vay tội ác” của bè lũ Năm Cam, chẳng hạn. Tức là cho vay, rồi sau đó, muốn hô người ta đã thiếu nợ, phải trả bao nhiêu cũng được, dù gấp cả chục lần số vốn, thì người này cũng phải trả, nếu không muốn “vắn số”. Hoặc xiết nhà cửa, sau vài tháng vay. Thậm chí ép người ta vay, hai cây vàng chẳng hạn, sau đó đòi cả chục cây. Ác hơn nữa bắt buộc phải vay tiền của “bà trùm” đê nộp cho “ông trùm băng đảng” và sau đó phải trả nợ, như đối với các đối tượng như vừa nói.

Suy cho cùng, loại trừ “cho vay tội ác”, việc cho vay nặng lãi, sở dĩ tồn tại, mặc dù bị nguyền rủa truyền kiếp, ắt là không thê không có nhiều nguyên nhân đáng quan tâm, trong đó có nguyên nhân gắn liền với đời sống xã hội, dù trong thời đại nào. Đó là, thời đại nào cũng có những người tay làm hàm nhai, gặp sự cố trong đời như bệnh của cha mẹ hay bản thân, tai ương như bão lụt mà việc giúp đỡ của nhà nước như muối bỏ biên... thì việc “được vay” đã là phúc, vấn đề trả lãi nặng sẽ tính sau. Có ai đành lòng không chịu đi vay, đê rồi chết vì không có tiền uống thuốc ? Có ai muốn con bị đuổi học hôm nay, vì thiếu học phí đã quá hạn ? Hay là cứ vay cho con được tiếp tục học cho dù một tháng, rồi nợ nần sẽ tính sau ? Cho nên tiền lãi dù nặng, xét ra, không khác chi tiền “mua một hy vọng”, hy vọng tới ngày đáo hạn nợ, có thê gặp một cơ may, vẫn thường xảy ra trong đời người. Vì vậy, người cho vay lãi nặng cũng có khi được kê như người làm phúc, người ơn ! Và việc cho vay lãi nặng vẫn có thê được coi như một lợi ích xã hội nào đó, bởi lẽ không có họ, người túng cùng xoay sở làm sao đây ?

Thế thì, có thê không đặt lãi nặng không ? Không ! Vì sao? Trước hết, vì những đối tượng xin vay thường là nghèo, thậm chí nghèo rớt mồng tơi, hoặc là đã bị đẩy vào tình trạng cùng cực, thậm chí cố cùng. Cho vay trong điều kiện này quả thật nhiều rủi ro, trong đó mất “cả chì lẫn chài” không phải là ít. Đó là chưa kê những kẻ chuyên nghiệp giựt nợ, xin vay cốt đê giựt nợ. Hơn thế nữa, không phải ai cũng có khả năng và năng lực đòi nợ bằng võ mồm, võ chân tay, võ hung khí như đã nói. Còn thuê bọn đâm thuê chém mướn, đã mang tiếng, còn bị tù vì tội chủ mưu, không kê nợ khó đòi chỉ một mà chi phí đòi nợ lên đến mười. Còn kiện hả ? Thà kiện củ khoai ! Vì vậy cho vay lãi nặng là một tất yếu khách quan. Kết án chưởi rủa họ làm gì cho tổn sức và còn mang tiếng ác mồm, không thua đối tượng mình muốn lên án ?

Vấn đề là làm sao nhà nước nhận thức được rằng, trong một xã hội, như trong một cái ao. Ao có cá ăn mặt nước, có cá ăn lưng chừng, có cá ăn đáy ao, cá nào có môi trường ăn của nó, như câu ví von “cá lóc ăn nổi, cá trê ăn chìm”. Xã hội có nhà kinh doanh được sự hỗ trợ của ngân hàng, công ty tài chánh, thậm chí thị trường chứng khoán, có nhà tiêu thương có các ngân hàng nhỏ, các Quỹ tín dụng... và cũng như có những người chỉ vừa đủ ăn, những người tay làm hàm nhai và những kẻ nghèo như vừa nói. Họ không có định chế tín dụng nào dành cho họ, ngoài lực lượng cho vay nặng lãi. Có thê, ta đã có ngân hàng cho người nghèo và chương trình xóa đói giảm nghèo được thế giới biết tiếng và học tập. Nhưng do không có thông tin rộng rãi, nên ít ai biết kết quả, và tác động ảnh hưởng của nó trên xã hội, ngoài chương trình xóa đói giảm nghèo được báo chí quan tâm, nhưng vẫn là công trình “đội đá vá trời”.


Vì vậy đã tới lúc phải có một bộ phận mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phụ trách tín dụng, thanh toán cho tuyệt đại bộ phận dân cư Việt Nam vốn nghèo và vì nghèo, mà đứng “ngoại càn khôn” mặt bằng phục vụ của các ngân hàng hiện nay. Ta không thê mơ ước “dân giàu nước mạnh”, nếu cơ may giàu có chỉ được dành cho một thiêu số đối tượng, chưa chắc đã giàu hoài như Minh Phụng, đã có bạc tỉ trong tay rồi mà còn u mê lao mình xuống vực. Nhà nghèo như bãi rác chung quanh một số lâu đài có củ hành tây làm nóc. Những chủ lâu đài có thê giàu mà không bao giờ sang được. Làm sao sang được giữa mùi rác nồng nặc bao quanh?

Giải pháp phải chăng là thành lập một hệ thống hợp tác xã tín dụng, theo kiêu “Quỹ trung tâm Desjardins” bên Canada (mà ta có “đem trồng” bên Việt Nam, nhưng với kết quả bấp bênh), tức là khéo tổ chức như thế nào mà vừa cho vay hàng triệu xã viên, vừa làm những động tác tài chánh, chứng khoán thế giới rất ổn định và thành công. Ngoài ra phải học tập cho ra trò mô hình “Ngân hàng nhà nghèo” của giáo sư tiến sĩ Yunus bên Bangladesh đã “thành công, thành công, đại thành công”. Kiến thức, kỹ thuật, chiến lược của hai loại tổ chức tín dụng phục vụ người nghèo nói trên, ngân hàng nhà nước ta đã nắm hết rồi. Tất cả còn lại là tấm lòng, hay nói văn hoa hơn là “cái tâm”, cái tâm, như Nguyên Du trong Truyện Kiều : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chớ cứ dấu yêu, chăm chút tối ngày các “Tứ đại mỹ nhân” thời đại : Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng phát triên và Đầu tư, Ngân hàng nông nghiệp, thì không khéo sẽ giống như các vị vua đã dính với “Tứ đại mỹ nhân thời đại” ấy.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1341, Ngày 18.1.2002

No comments: