Monday 21 April 2008

THÂN PHẬN HẨM HIU CỦA CỘNG ĐOÀN Ả RẬP KITÔ HỮU TẠI THÁNH ĐỊA: GIỮA HÀ KHẮC CỦA DO THÁI VÀ NGỜ VỰC CỦA ĐỒNG BÀO HỒI GIÁO

Lâm Võ Hoàng

Nói đến thánh địa, ai cũng nghĩ đến các thánh tích. Ít ai nghĩ đến những con người từ 2000 năm nay, trong thân phận thiêu số, đã phải chịu đựng nhiều áp bức, đê kiên trì nhiệm vụ ông từ giữ gìn các thánh tích. Nhờ đó, Thánh địa vẫn sinh động sức sống và niềm tin, không còn rơi vào tình trạng chỉ là "thánh tích và đá xưa”. Cũng ít ai nghĩ tới họ là những người Ả rập, miêu duệ của những Kitô hữu từ Giáo hội sơ khai. Càng ít ai nghĩ tới số phận hẩm hiu của họ, bị dằn xé giữa kỳ thị hà khắc Do Thái và ngờ vực lấn át của chính đồng bào Hồi giáo của họ. Ít hôm nữa, Đức Thánh Cha sẽ hành hương về nguồn tại Thánh địa và sẽ được các nhà nước It-ra-en và Pa-les-tin đón tiếp trọng thê chưa từng có. Nhưng làm sao số phận bấp bênh của cộng đoàn Ả Rập Kitô hữu không đè nặng tâm tư của Người Cha Chung. Tâm tư này là điêm xuất phát của Hiệp định căn bản ngày 15.2.2000 giữa Tòa Thánh và Pa-les-tin, mặc tình phía It-ra-en, bị cú sốc ngỡ ngàng, la lối om sòm. Bài này cũng như bài trước cùng tác giả (NS tháng hai) sẽ góp phần soi rọi bối cảnh dẫn đến Hiệp định này, ít ra giải quyết cơ bản một mối lo.

Như mọi người đều biết, đối với hai tỉ Kitô hữu trên thế giới, lê Giáng sinh vừa qua có ý nghĩa hết sức đặc biệt là kỷ niệm sinh nhật lần 2000 của Người con danh tiếng nhất của thành Bêt-le-hem là Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, không ai lấy làm lạ thấy Giáo hội Công giáo, đứng đầu là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đơn thân độc mã, lao mình vào công cuộc chuẩn bị, vận động qui mô chưa từng thấy, không chỉ về mặt vật chất, mà trên hết còn về mặt tư tưởng, tâm linh, đê cử hành Đại Năm Thánh toàn xá 2000 và đón chào thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ ba, không riêng cho Giáo hội Chúa Kitô mà còn cho toàn thê nhân loại, trong tinh thần thống hối, đại kết và liên tôn.

Nỗ lực chuẩn bị phi thường của Giáo hội Công giáo đã dấy động và lôi cuốn sự hưởng ứng không ngờ của nhiều nước như Ý, chỉnh trang toàn diện thánh đô La Mã, đê đón tiếp 20 triệu khách hành hương đến viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô, It-ra-en và Pa-les-tin, đê tiếp đón trên ba triệu khách “du lịch tôn giáo”, nối gót Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ hành hương Thánh địa vào cuối tháng ba tới (CGvDT tháng 1.2000).

Tuy nghèo sặc máu, chính quyền Pa-les-tin cũng đã dốc toàn lực chỉnh trang từng viên đá lót đường, từng ống dẫn nước, từng mét vuông sơn phết toàn bộ nhà cửa, công thự, nhờ được viện trợ kỹ thuật tài chánh đầy đủ kịp thời (80 triệu USD) của hơn một chục quốc gia, đê vào ngày toàn thế giới hướng nhìn về Máng cỏ, Hang đá, thành Bêt-lê-hem sẽ được trang điêm rực rỡ như cô dâu đợi tân lang trong loan phòng.

Không rực rỡ sao được, khi suốt ngày thứ sáu 24.12.1999, hằng ngàn hướng đạo sinh đến từ khắp bờ tây Gio-đan, đã không ngớt diêu hành khắp đường phố dốc đứng của Bêt-le-hem, hỗ trợ cho buổi “canh thức giáng sinh” tại quảng trường Faycal Husseini. Tham dự buổi lê không ai khác hơn là bà Souha Arafat (công giáo) phu nhân Chủ tịch Pa-les-tin, ông Faycal Husseini (tên đặt cho quãng trường), một quý tộc thành Giê-ru-sa-lem, đại diện chính thức của OLP, ông Thống đốc khu vực tự trị Bêt-le-hem và ông Thị trưởng thành phố Bêt-le-hem.

Khi quan khách đã tề tựu đầy đủ, thì một đoàn kỵ binh xuất hiện, hộ vệ Đức Michel Sabbah, Thượng phụ la tinh thành Giê-ru-sa-lem, Giám mục It-ra-en, Pa-les-tin, Gio-đan và Síp. Tại đây, một đoàn tu sĩ Phan-xi-cô, áo phụng vụ trắng, đã túc trực chờ đón, đê dâng mũ hồng y và giúp ngài khoác áo choàng viền lông chồn trắng. Trong tiếng trống rập rình của hướng đạo sinh và tiếng kèn túi ò e, đám rước, dưới nắng xế chói chang, tiến về Đền thánh Ca-ta-ri-na đê hát kinh chiều. Trong thánh lê nửa đêm, còn có sự tham dự của Chủ tịch Arafat, Thủ tướng Tây Ban Nha Aznar, Thủ tướng Ý DAléma, Thủ tướng Ma rốc Youssoufi.

Vâng, đúng là trọng thê quá chừng ! Nhưng nếu hỏi bất cứ ai trong tám ngàn Kitô hữu của Bêt-le-hem, được coi như miêu duệ của Giáo hội sơ khai, thì họ sẽ mếu một nụ cười gượng, nhún vai cho biết tiếng tăm lừng lẫy toàn cầu của Bêt-le-hem, nơi chôn nhau cắt rún của Đấng Cứu Thế, không đem lại cho họ bất cứ ơn ích nào khả dĩ cải thiện thân phận hẩm hiu của họ tại thánh địa. Bác sĩ Nayef, công tác trong một bệnh viện công giáo, thở dài : "Cộng đoàn Kitô hữu Pa-les-tin chúng tôi như ngọn lửa đang lụi dần, chỉ chờ tắt. Tôi không nghĩ lê Giáng sinh hết sức đặc biệt năm nay có khả năng làm ngọn lửa phừng lên. Quá muộn rồi !”

Nayef học trường thầy Dòng Lasan tại Bêt-le-hem. Lớp anh có 30 anh em, giờ đây chỉ còn ba. Con gái anh qua Paris làm thiết kế thời trang. Con trai anh đậu thạc sĩ toán học ở Oxford, đã trở về Bêt-le-hem, nhưng chỉ hơn một năm sau lại qua Mỹ, dạy Đại học Kansas. Nayef rất thông cảm các con anh : "Đúng là một thiệt thòi cho Pa-les-tin. Nhưng thử hỏi chúng nó có thê làm gì được ở một cái xứ mà chúng không có quyền tự do đi lại ?”

Sáu mươi năm về trước, Bêt-le-hem còn là một trong tám thành phố quan trọng bờ tây Giô-đan mà đa số dân cư là Kitô hữu. Năm 1948, chiến tranh Ả Rập, It-ra-en đã đẩy cư dân Ả Rập ra khỏi lãnh thổ chia cắt cho It-ra-en, đê lánh cư hai bên bờ sông Gio-đan. Tỷ lệ sinh nở của người Hồi giáo cao gấp đôi người Kitô giáo cộng thêm vào sự giảm sút cơ học thành phần Kitô hữu di cư qua Nam Mỹ, Canada, Hoa Kỳ, châu Âu, châu Úc. Từ 1993, không ai còn trở về nữa. "Trở về làm cái chó gì ở trong cái thùng rác nầy ?”. Nayef tức giận nói sô sàng.

Hiện nay, cộng đoàn Kitô hữu chỉ còn độ 300.000 người rải rác trên nước Giô-đan, xứ Pa-les-tin tự trị, Giê-ru-sa-lem và miền bắc It-ra-en, chủ yếu thành phố Na-za-rét, xứ Ga-li-lê. Trong dân số Pa-les-tin sống tại bờ tây Giô-đan, dải Ga-za và khu Đông Giê-ru-sa-lem, họ chỉ chiếm 2%. Tại Giê-ru-sa-lem, nơi tử nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, họ chỉ còn khoảng 10.000 người. Theo nghiên cứu của Viện Đại học Công giáo Bêt-le-hem, thì với tình trạng bấp bênh chính trị, thiếu khả năng cất cánh kinh tế và với đà di cư không ngừng, thì chỉ trong 20 năm nữa, thiêu số Kitô hữu Ả Rập tại Pa-les-tin sẽ không còn chỗ đứng nào khác hơn là ngoài rìa xã hội. Chừng đó Thánh địa chỉ còn "thánh tích và đá xưa” mà thôi !

Thực ra, trong suốt chiều dài lịch sử Thánh địa, các Kitô hữu, trong vai trò người giữ gìn các thánh tích, còn chia ra làm 15 Giáo hội : Công giáo, Chính thống, A-mê-nia, Men-kít,... luôn luôn là thiêu số ! Thiêu số này chỉ được nếm mùi tự do tương đối dưới Đế quốc Kitô giáo By-zan-tin (thế kỷ IV đến VI) và trong thời kỳ Thập tự chinh, với cái giá phải trả hết sức nặng nề. Ngoài ra, may mắn lắm thì họ được khoan dung, thường thì bị bách hại hoặc xua đuổi. Dưới đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ họ là dân "bảo hộ” của Hoàng Đế.

Hiện nay, tình trạng của họ là bị dằn xé giữa người It-ra-en coi họ là người Ả Rập và người Hồi giáo luôn ngờ vực họ thân tây phương. Do vậy, họ phải không ngừng chứng tỏ lòng trung thành với nguồn gốc máu mủ Ả Rập Pa-les-tin của họ. Trong điều kiện sống như vậy, sự rối loạn tâm thần sẽ là điều tất yếu. Trên Internet, họ có thê lướt bay bất cứ nơi đâu trên thế giới, nhưng tại nơi quê hương, họ không thê tự do đi xa hơn mười cây số, lên Giê-ru-sa-lem chẳng hạn. Tại các trạm kiêm soát của It-ra-en, họ phải sắp hàng dài chờ cấp giấy phép vào thành thánh, hoặc phải bị xét xe buýt, với biết bao nỗi nhục nhằn, ngày này qua ngày khác, như các người Palestin Hồi giáo khác.

Trong Năm Thánh toàn xá 2000 này, các Kitô hữu nước ngoài được hoàn toàn tự do đi lại giữa khu vực tự trị Pa-les-tin (có Đền thánh Giáng sinh) và khu vực Do Thái (có Đền mộ thánh tại Giê-ru-sa-lem và Đền thánh Truyền tin tại Na-gia-rét). Còn các Kitô hữu "địa phương” thì được "sàng lọc” cẩn thận, thậm chí còn bị "cấm vận”. Như vậy, thực tế là có hai năm thánh toàn xá, một cho khách hành hương nước ngoài và một cho các Kitô hữu người Pa-les-tin. Đây là một sự kỳ thị trắng trợn, không thê chấp nhận mà, mặc dù chính quyền It-ra-el có hứa sẽ “mềm dẻo” hơn, nhưng chẳng ai có thê tin nổi !

Chính Lm. Rafic Khoury, thân cận với Đức Thượng phụ M. Sabbah cũng phải thốt lên : "Tôi là một linh mục Pa-les-tin, tôi cư ngụ đất này đã hai nghìn năm rồi. Thế mà tôi phải mang hộ chiếu của Vatican, mới có thê được đi lại tự do trên quê hương tôi. Tôi biết nhiều trẻ em công giáo ở Bêt-le-hem, tới nay vẫn chưa thấy được Đền mộ thánh. Rõ ràng, họ muốn giết linh hồn một dân tộc ! Như vậy, làm thế nào mà các Kitô hữu Phương tây và các người Công giáo lại có thê mừng Năm Thánh toàn xá, trước một thực tế phũ phàng như thế ?

Nhưng chuyện đời không đơn giản. Đối với Kitô hữu Pa-les-tin, căn tính Ả Rập quan trọng hơn căn tính tôn giáo, vì họ bị người Do Thái ngược đãi như bất cứ người Pa-les-tin nào. Do vậy họ có khuynh hướng coi sự chiếm đóng Do Thái là nguyên nhân duy nhất của mọi cơ cực của họ. Nhưng thực ra, có một ẩn số mà trước đây họ không có điều kiện đê nhận ra và chỉ mới gần đây, nhân vụ tranh chấp quyết liệt đê xây một thánh đường Hồi giáo đồ sộ đối diện với Đền thánh Truyền tin tại Na-za-rét, họ mới cay đắng nhận thấy ra.

Đó là tinh thần dân tộc, vốn gắn bó keo sơn hai cộng đồng Ả Rập Hồi giáo và Ả Rập Kitô giáo trong sự nghiệp đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của It-ra-en, liệu trong dài hạn còn đủ sức liên kết vững chắc bền bỉ họ với nhau nữa không ? Từ đó một câu hỏi một ám ảnh dần dà trở thành nỗi lo sợ rằng quốc gia Pa-les-tin tương lai, theo gương It-ra-en, sẽ được xây dựng trên nền tảng tôn giáo chính thống của tuyệt đại bộ phận nhân dân Hồi giáo.

Một vài dấu hiệu đã cho thấy có sa sút trong quan hệ giữa cư dân Hồi giáo và Kitô giáo. Một tín hữu Công giáo kê lại : "Tôi có anh bạn chí thân là Hồi giáo. Chúng tôi lui tới nhau thường xuyên, nhiều khi khiên vũ chung với nhau. Giờ đây anh ấy đã cắt đứt mọi quan hệ với tôi. Vợ anh ấy uốn tóc quăn tít, con trai anh ấy đê râu, như người Hồi giáo. Các con khác của anh ấy đã bỏ học trường công giáo”.

Tuy nhiên, tình hình trên đây, dù gì đi nữa cũng chỉ mới bộc phát, như một phản ứng của người Hồi giáo trước các chuẩn bị đại qui mô, rầm rộ, của hai nhà nước It-ra-en và Pa-les-tin, nhằm đón tiếp trọng thê Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II hành hương Thánh địa, thành thử chưa đến nỗi đáng bi quan.

Trường trung học thánh Giuse tại Na-za-rét do cha xứ Men-kít Emile Shoufani giám hiệu, vẫn hoạt động bình thường. Ở đó không có bất cứ dấu hiệu phân biệt nào giữa học sinh Hồi giáo và Kitô giáo, ngoại trừ giờ giáo lý được tổ chức riêng, mặc dù đôi khi học sinh tụ họp nhau trong nhà nguyện đê suy gẫm về Tin Mừng và Coran.

Một trường trung học Kitô giáo khác cũng tại Na-za-rét, đã có những trao đổi, từ 12 năm nay, với một trường trung học Do Thái tại Giê-ru-sa-lem : trong ba hôm, những học sinh Do Thái được tiếp đón trong những gia đình Ả Rập và ngược lại. Không ai có thê tưởng tượng được là ngay trong đỉnh cao chiến tranh vùng Vịnh, hoặc chiến dịch ném đá Intifada, nhiều gia đình Do Thái vẫn cho con cái họ, trai lẫn gái, đến ngủ tại Na-za-rét (thành phố Ả Rập quan trọng nhất của It-ra-en).

Giữa những người trẻ này, không có bất cứ vấn đề húy kỵ nào. Sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Hê-brơ, họ trao đổi thoải mái với nhau về tình yêu, tôn giáo, chính trị, xã hội... Ngoại trừ vài đặc thù như thanh niên Ả Rập được miên nghĩa vụ quân sự, hoặc một số sinh viên Do Thái có thói quen đội mũ sọ, không có gì khác nhau giữa họ với nhau : trình độ học vấn, đam mê thê thao, âm nhạc, hoặc chán chường đối với chính trị, thậm chí lối sống của nhiều thanh niên Ả Rập không kém hiện đại so với các bạn Do Thái của họ.

Không ít thiếu nữ Do Thái không loại trừ khả năng kết hôn với một chàng trai Ả Rập, Kitô giáo hay Hồi giáo. Một cô còn phát biêu : "Chủng tộc hay tôn giáo đều không thê ngăn trở chúng tôi yêu nhau”, tuy rằng cái giá phải trả có thê sẽ là quá nặng, do những rào cản văn hóa hay gia đình. Cha Emile Shoufani trông mong vào tác động của thời gian : "Phải bắt đầu phá bỏ các định kiến sáo mòn, xơ cứng, khiến cho mỗi khi nói đến căn tính Do Thái hay Ả Rập, đều có hàm ý loại trừ”. Giờ đây, các thanh niên Ả Rập Kitô giáo hay Hồi giáo, mỗi khi nhắc đến "Do Thái” là nghĩ ngay đến một khuôn mặt nào đó. Đó là bước tiến căn bản quan trọng nhất. Thành lập từ năm 1973, Viện Đại học Kitô giáo Bêt-lê-hem có 2.000 sinh viên mà 2/3 là Hồi giáo.

Tỷ lệ giáo sư đến từ Giê-ru-sa-lem, Ga-za, Hê-brôn, thì ngược lại. Viện trưởng Viện Đại học rất tự hào về sự nghiêm cấm bất cứ biêu hiện kỳ thị nào, trong hay ngoài khuôn viên nhà trường. Do vậy, khăn choàng và áo rộng xùng xình của nữ sinh viên Hồi giáo chen lẫn với áo đầm bó sát và giây chuyền thánh giá to tổ bố của nữ sinh viên công giáo. Thậm chí, còn thấp thoáng vài bóng áo đen trùm kín kiêu Iran, mà chẳng ai buồn tìm hiêu đó là thời trang, hay là thái độ chính trị, hoặc là khiêu khích. Trong một nhà trẻ, cô giáo hỏi nhà em nào có cây thông Giáng sinh, tất cả đều giơ tay. Cho đến bánh trái truyền thống của Hồi giáo dùng trong mùa chay Ramadan hay của Kitô giáo, dùng trong lê Phục sinh, đều được đem dùng trong các gia đình, bất kê biên giới tôn giáo.

Sau Giáng sinh 1999, những thánh giá bằng đèn nê-ông vẫn tiếp tục chiếu sáng cả thành phố Bêt-lê-hem. Quãng trường Máng cỏ, mỗi thứ sáu, vẫn tiếp tục biến thành thánh đường Hồi giáo ngoài trời. Sức mạnh bền bỉ của truyền thống lâu đời của văn hóa dân gian, của quán tính xã hội, cho phép người ta hy vọng rằng sau những phản ứng nhất thời, những nóng giận chóng quên giữa anh em bạn hữu, sức mạnh bền bỉ đó sẽ là bảo đảm hữu hiệu của tinh thần đồng hành, đồng chia sẻ, đồng vận mệnh giữa hai cộng đồng Ả Rập, Kitô giáo và Hồi giáo, tinh thần mà tại Thánh địa là danh xưng đầu tiên của Hòa bình.

Nguyệt San CDvDT Số 63, Tháng 3.2000

No comments: