Monday 21 April 2008

CHUNG QUANH VIÊC CHUẨN BỊ ĐÓN TIẾP ĐỨC THÁNH CHA TẠI THÁNH ĐỊA: “NHỮNG Ý NGHĨ TỪ THÂM TÂM NHIỀU NGƯỜI SẼ LỘ RA” (LC 2,34-35)

Lâm Võ Hoàng

Dù vật vã trong thân thê bởi sự hành hạ của bệnh tình, di căn của những thương tích dập dồn : trợt té, vấp té, hụt té, đặc biệt, súng đạn ám sát..., Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vẫn quyết tâm phục vụ Thiên Chúa, Giáo hội và loài người cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài đã cật lực thực hiện đầy đủ thời khóa biêu, dù được giảm thiêu, nhưng vẫn quá tải, ngay cả đối với người khỏe mạnh, bất kê tay run, lưỡi cứng, lưng còng, chân nặng, bất kê những tiếng xì xào về giai đoạn "cuối triều” (!?).

Không phải ngài không biết rõ tình trạng sức khỏe mong manh của mình, không phải ngài đã không đôi lần bày tỏ lòng ao ước được "thấy” ánh sáng thiên niên kỷ 3, nhưng chuyện "cuối đời”, đối với ngài vẫn là chuyện của cái nhìn nhân thế, chớ không phải của Thiên Chúa. Ngài như Sa-mu-en, nghe tiếng Chúa gọi thì liền thưa đáp : "Dạ, con đây”, rồi đặt gánh xuống, như đan sĩ nghe tiếng chuông, tức khắc bỏ hết mọi việc đang làm.

Vì vậy, có thê nói một cách bất kính (nhưng biết bao yêu thương) rằng ngài vẫn "tỉnh bơ” lên kế hoạch một chuyến hành hương thiên niên kỷ về nguồn, nhân dịp Đại Năm Thánh Toàn xá 2000, tại những nơi chứng tích của "lịch sử cứu độ”, bắt đầu từ cái bắt đầu, là từ thành Ua của xứ Can-đê, quê hương của Tổ phụ Ap-ram, tại xứ I-rắc ngày nay, đê kết thúc tại núi Xi-nai, nơi Thiên Chúa truyền ban giao ước mười Điều răn cho Dân Chúa, thuộc Ai Cập. Đây là giai đoạn đầu của cuộc hành trình Cựu ước, dự trù thực hiện vào năm cùng tháng tận thiên niên kỷ 2.

Hỡi ôi ! Không biết oan khiên nghiệp chướng như thế nào mà vừa nghe nói tới I-rắc, Tổng thống Mỹ liền lên tiếng cản ngăn, vì e sợ chuyến thăm viếng của Đức Thánh Cha, ngoài việc đảo lộn một số tình hình, sẽ còn có giá trị như một bằng sắc "tiết hạnh khả phong” ban cho Tổng thống Saddam Hussein. Âm vang cản ngăn vô lý này chưa dứt, thì tới phiên Tổng thống I-rắc cho biết chưa thê mời Đức Thánh Cha, vì lý do chưa giải quyết được vấn đề lê tân. Thế là hỏng dịp cho Đức Thánh Cha được viếng thành Ua, đê bày tỏ lòng ưu ái đoàn kết với cộng đoàn công giáo Can-đê I-rắc, khoảng 800.000 tín hữu.

Như thế, chỉ còn lại hành trình Tân ước tại Thánh địa, mà như CGvDT ngày 31.12.1999 đã đưa tin, Đức Thánh Cha sẽ đến viếng từ ngày 21 đến 26 tháng ba, tại ba nơi : Đền Thánh Truyền tin tại xứ Ga-li-lê, thành Na-za-rét, kế đó là Đền Mộ Thánh tại khu phố cổ thành Giê-ru-sa-lem, rồi tới thành phố tự trị Bết-lê-hem của Pa-les-tin, bờ tây sông Gio-đan, nơi có Đền thánh Giáng sinh.

Điều không bình thường là tin trên đây không phải do Tòa Thánh Vatican loan báo, mà do hành động đơn phương của Chính quyền It-ra-en, đúng hơn, của ông Haim Ramon, Bộ trượng đặc trách công tác chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng và ông này, sau đó, ngày 19.12.1999, đã phải xin lỗi về việc "nói leo” này, trái với thông tục ngoại giao. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là điều không bình thường nhỏ nhặt nhứt.

Quả thật vậy, cuộc hành hương chưa bắt đầu, thậm chí chưa được nhân vật trung tâm xác nhận, mà chưa chi đã dấy lên những mâu thuẫn, những tranh chấp, những chống báng không ai ngờ, cũng như phơi bày "tâm địa”, không phải là không chân thành, nhưng mà đầy quanh co, úp mở, lẩn tránh của It-ra-en, khiến cho sự việc thay vì được giải quyết, lại cứ rối bời lên như nồi canh hẹ, một cách đáng tiếc, không cần thiết.

Từ đó lòng "hiếu khách” của It-ra-en càng bộc lộ tính chất "vụ lợi” ích kỷ (năm triệu du khách theo gót Đức Thánh Cha suốt năm Đại Toàn xá và lợi ích bầu cử) và càng gieo "cay đắng” cho vị Thượng khách mà không những bề ngoài họ muốn tỏ ra tôn trọng, mà bên trong, họ còn tha thiết ao ước, chờ mong một sự công nhận long trọng toàn diện, không phải về mặt pháp lý (đã xong), mà bằng con tim và sự khiêm tốn của ngài, như được nói lên bởi "mộng ước” dưới đây của Đại Thượng sư Lau :

Sinh tại Ba Lan cách đây 62 năm, ngài là người sống sót duy nhất của một gia đình, trong "lò sát sinh” Buchenwald. Đến It-ra-en lúc tám tuổi, cách đây bảy năm, đưọc bầu làm Đại Thượng sư Do thái giáo. Ngài Israel Meir Lau rất mong muốn được Đức Giáo hoàng La mã tuyên bố nhân dịp Đại lê Năm Thánh Toàn xá và cuộc viếng thăm Thánh địa : "Giêrusalem, thủ đô vĩnh cửu của dân tộc Do Thái, luôn mở cửa cho mọi tôn giáo, đê phục vụ cùng một Thiên Chúa duy nhất là Cha của nhân loại”. Đồng thời ngài cũng bày tỏ lập trường của dân Do thái đối với Đại lê mừng thiên niên kỷ thứ ba, tuy lịch Do Thái ghi là 5759 năm, nhưng dân Do Thái không thê bàng quan với một tôn giáo anh em bà con đã chọn một con đường khác. Nhất là trong cuộc gặp gỡ năm 1993, Đức Thánh Cha có nói với ngài ba lần : “Dân Do Thái là anh cả của chúng tôi”.

Đối với cuộc viếng thăm được trù liệu của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thì ngài cho rằng điều không thê tránh được vào cuối thế kỷ này là không việc gì mà không mang ý nghĩa chính trị, nhứt là đối với bậc có vị trí cao cả tuyệt đỉnh như Đức Giáo hoàng. Nhưng cho tới nay các vị giáo hoàng tiền nhiệm chỉ nói đến thánh địa, mà không bao giờ nhắc tới tên It-ra-en.

Với Đức Gioan Phaolô II thì khác. Trong lần gặp gỡ nói trên, Đức Thánh Cha thường gợi lại cuộc sát sinh dân Do thái (Holocauste), và khi được biết tám người con của Đại Thượng sư đều sinh sống tại It-ra-en, ngài đã xác nhận : "Đó là cách tốt nhất đê bảo đảm tương lai và sự trường tồn của dân tộc It-ra-en, anh cả chúng tôi”.

Về vị trí vai trò của Giê-ru-sa-lem (mà tên được Cựu ước nhắc đến 718 lần), ngài cho biết trong khi dân Do Thái không bao giờ đòi giành một tấc đất nào của Vatican hay của La Mec-ca, thì tại sao ngài lại không thê mơ ước rằng Đức Gioan Phaolô II, nhân danh lịch sử 4000 năm sau I-xa-ac và 3000 sau vua Đa-vít, sẽ tuyên bố như ngài mong mỏi trên đây ?

Tất nhiên là Đức Giáo hoàng La Mã, dù công nhận dân Do Thái là "anh cả” của Dân Chúa, không thê chiều ý và càng không thê tuyên bố như yêu cầu. Nhứt là khi những sự việc đáng tiếc xảy ra đã chứng minh chính quyền Do Thái, trong quyết định và hành động luôn luôn đeo đuổi mục đích ích kỷ của "kẻ quen lấn áp và hết sức tự tin” như đánh giá nổi tiếng của Tổng thống Pháp De Gaulle. Đó là "được việc” cho mình, bất kê bạn thù, thậm chí còn quên lửng quyền lợi dài hạn, thậm chí trách nhiệm cao cả của mình là, thay vì thúc đẩy gầy dựng sự đoàn kết và ổn định, họ lại gieo căng thẳng và bất hòa, đê gây chia rẽ, thậm chí, châm ngòi cho một cuộc chiến nội bộ mai sau, ngay trên đất nước họ, giữa hai cộng đồng Ả -rập Kitô giáo và Ả -cập Hồi giáo, tuy là thiêu số, nhưng không phải không có ảnh hưởng, thậm chí toàn cầu, khi bỗng dưng, "đất bằng sấm dậy” họ ngang nhiên cấp giấy phép cho một nhóm Hồi giáo quá khích xây dựng một đại giáo đường Hồi giáo, sát cạnh Đền thánh Truyền tin công giáo tại Na-za-ret, trên miếng đất đã được dành, với đầy đủ pháp lý, cho việc chỉnh trang một tiền đình cho Đền thánh Truyền tin, như sẽ trình bày cặn kẽ dưới đây.

Trở lại chuyện hành hương của Đức Thánh cha. Điều đáng ngạc nhiên là cuộc hành hương này của một Giáo chủ tìm về nguồn cội phát tích của tôn giáo mình trên lãnh thổ của hai quốc gia thuộc hai dân tộc từ ngàn xưa vốn đã thù địch với chính tôn giáo ấy, không những không gây phản ứng loại trừ, xua đuổi, tẩy chay, mà còn dấy lên một âm vang phấn khởi bất ngờ, nhưng không gây ngạc nhiên, đến đôi hai quốc gia chủ nhà nỗ lực khẩn trương đầu tư tối đa, đê dọn dẹp nhà cửa từ trong ra ngoài, đê nghênh đón thượng khách một cách nhiệt tình trọng thê chưa từng thấy suốt 2000 năm lịch sử.

Nhưng hỡi ôi ! Đụng tới Thánh địa là không việc gì được suông sẻ dê dàng, vì những mâu thuẫn, gút mắt, ràn rịt, giằng co từ hàng nghìn năm trong máu, nước mắt và cay đắng, giữa ba tôn giáo đồng một tổ tiên Áp-ra-ham, đồng tôn thờ một Thiên Chúa hằng sống, duy nhất. Những mâu thuẫn, tranh chấp ngấm ngầm, như nấm chỉ chờ cơn mưa, nhân cơ hội "ngàn năm một thuở” nầy, dấy lên tua tủa, khiến cho hai chính quyền It-ra-en và Pa-les-tin phải vò tai bứt tóc "lực bất tòng tâm”; quyền lực thì đầy mình đấy, nhưng làm được hay không còn tùy. Nhưng, cứ làm cái đã!

·Bết-lê-hem

Pa-les-tin tuy nghèo xơ xác, vẫn lao mình vào một cuộc cách mạng đô thị chưa từng có đã biến máng cỏ của Bết-lê-hem xa xưa thành một tủ kính trình diên cho đại công trường tái thiết quốc gia Pa-les-tin tương lai. Cuộc vận động có tính cách quốc gia này, với tổng kinh phí gần 350 triệu đôla, bao gồm chỉnh trang, đường sá, cống rãnh, cấp nước, chiếu sáng, hạ tầng cơ sở du lịch và tôn tạo di tích lịch sử..., là nhằm tiếp đón tử tế từ hai đến ba triệu khách hành hương về nơi chôn nhau cắt rún của Chúa Giêsu.

Từ năm 1995, thành phố Bết-lê-hem 44.000 cư dân, nằm trên những ngọn đồi trắng xóa của miền Giu-đê-a xa xưa, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 6 km, đã thuộc quyền cai quản của Nhà nước Pa-les-tin. Chủ tịch Arafat đã sớm thấy Đại lê mừng ngàn năm thứ ba là cơ hội, là chất xúc tác có khả năng huy động hữu hiệu nội lực và ngoại viện, đê cấp tốc xây dựng Bết-lê-hem thành một trung tâm xứng đáng trên bản đồ du lịch thế giới, từ đó làm bệ phóng tái thiết đất nước cho các thế hệ tương lai. Đê khỏi bỏ lỡ cơ hội ngay từ năm 1997, ông đã đích thân lãnh đạo trực tiếp Ủy ban Bết-lê-hem 2000, với ý đồ khai thác sự ủng hộ của cộng đồng thế giới và mục tiêu gần và xa như trên.

Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, cố cung Jasir trên đại lộ Phaolô VI đã được chỉnh trang thành khách sạn năm sao liên lục địa. Khám lớn trên quảng trường máng cỏ đã được thay thế bằng cao ốc Hòa Bình. Con đường trung tâm xuyên thành phố dài 5 km giờ đây đã có vỉa hè thoáng mát đèn đường sáng choang, đèn xanh đèn đỏ mỗi ngã tư. Bãi xe buýt làm nghẽn lối vào Đền thánh Giáng sinh đã được biến thành quảng trường, làm tiền đình có lót đá, trồng cây xanh của Đền Thánh.

Đây là một thách thức hết sức táo bạo, ngay từ khởi điêm đã hoàn toàn dựa vào ngoại viện, vì khả năng ngân sách của Nhà nước Pa-les-tin vào khoảng năm triệu USD chỉ đủ cho kinh phí hoạt động của Ủy ban Bết-le-hem 2000. Phần còn lại đều trông nhờ vào Ngân hàng thế giới và một số quốc gia cảm tình : Nhật lo con đường trung tâm, Thụy Điên lo quảng trường và khu chợ, Pháp lắp đặt hệ thống cấp nước và trồng một vườn hoa tại khu hồ tắm Vua Salomon, Mỹ lát đường sá và đào các giếng. Hơn một nửa số công trình còn chờ “ân nhân” lãnh nhận”.

Những khó khăn của Bết-le-hem không phải đã dê khắc phục. Do vị trí của Bết-le-hem nằm lọt giữa vùng kiêm soát của Do Thái, cho nên không thê làm chủ "biên giới” cũng như sự đi lại của mình. Vì vậy, khi UB. Bết-lê-hem 2000 yêu cầu Do Thái nới lỏng các biện pháp an ninh ở những cửa ra vào Bết-le-hem, thì đã gặp ngay sự phản đối của Do Thái vốn đã rất "bực bội” với sự "chơi trội” của Bết-le-hem mà Do Thái coi như "cạnh tranh đối đầu” với Giê-ru-sa-lem.

Đê đối phó, Do Thái đã ráo riết xây dựng 6500 căn hộ cho cư dân của họ tại Har-Homa, ngưỡng cửa của Bết-le-hem. Hơn thế nữa, họ còn coi khu định cư nầy là một quận nội thành mới của Giê-ru-sa-lem, mặc dù, cách xa Giê-ru-sa-lem trên 5km. Bết-lê-hem thì coi đó là mục cóc rất nguy hiêm trên chót mũi của mình. Vì khi cần, Do Thái sẽ xây dựng các khách sạn để "đón lõng” và "hứng” hết khách hành hương viếng Bết-lê-hem, với hậu quả là Bết-lê-hem chỉ còn có thê trông cậy vào sự dừng chân của 40% khách hành hương, tiêu xài khoảng 6% số ngoại tệ mang theo.

Khó khăn cuối cùng của Bết-lê-hem là việc chỉnh trang cơi nới hết sức cần thiết, bức bách của Đền thánh Giáng sinh, đến nay vẫn chưa được khởi công, do thiếu sự chấp thuận của Giáo hội Chính thống là người trách nhiệm chính trong khu vực, do sự an bài nghiệt ngã của đế quyền thống trị Thổ Nhĩ Kỳ cách nay hai thế kỷ : mọi việc liên quan đến các giáo đường đều do các Giáo hội kết hợp giải quyết. Nhưng hỡi ôi ! Từ hai thế kỷ nay, kết hợp luôn đồng nghĩa với căng thẳng bất khoan nhượng, mặc kệ hậu quả là "ngôi sao của thiên niên kỷ” có thê vì đó mà lu mờ đi ít nhiều.

·Na-za-rét

Tại thành phố Na-za-rét, xứ Ga-li-lê, miền bắc It-ra-en nơi mà Thiên sứ Gáp-ri-en tìm gặp và truyền tin cho Trinh nữ Maria, chung quanh Đền thánh Truyền tin, giờ đây đã lủ khủ những tín đồ Hồi giáo. Cứ đến mỗi giờ kinh, họ chen chúc dưới một căn lều du mục bằng vải nhựa dựng cách Đền thánh khoảng 30 mét, với bảng hiệu "Thánh đường Hồi giáo Shihab-e-Din”, trên miến đất trống phía trước Đền thánh Giáng sinh, trước đây là doanh trại của đế quốc Thổ, sau được biến thành trường học.

Đầu năm 1998, trường học được giải tỏa, với sự chấp thuận của chính quyền It-ra-en và Hội đồng nhân dân thành phố, đê chỉnh trang thành tiền đình cho Đền thánh công giáo. Thế nhưng cơ quan quản trị tài sản Hồi giáo (Waqf) phản đối cho là miếng đất thuộc tài sản Hồi giáo, vì xưa kia, trên đó đã có một thánh đường Hồi giáo. Mặc dù theo sổ bộ chính thức, chỉ có 259 trên 1955 mét vuông, ở ven bìa của miếng đất mới thực sự là tài sản Hồi giáo (không phải là thánh đường) mà chỉ là nơi có ngôi mộ của Shahab-e-Din, cháu của Saladin, người anh hùng dân tộc Cuốc đã đánh đuổi quân Thập tự chinh khỏi Thánh địa, hồi thế kỷ 12.

Thế đấy, được đằng chân, lân đằng đầu, Waqf không ngớt kêu rêu "chúng tôi là đa số ở đây, thế mà chẳng có gì sất cả”, mặc dù 24 thánh đường Hồi giáo chen chúc với tám nhà thờ, ba bệnh viện, mười trường học công giáo. Chưa đủ, cách đây mười năm, Waqf đã xây dựng một thánh đường đồ sộ đối diện với thánh đường của Dòng Don Bosco. Vì vậy, lần nầy, Đức cha Paul Marcuzzo nhứt quyết không nhượng bộ trước đề án của Waqf muốn xây dựng một thánh đường Hồi giáo Shahab-e-Din vĩ đại, diện tích 1.200 mét vuông, với tháp cầu nguyện cao 100 mét sát bên cạnh Đền thánh Truyền tin : "Tất cả Tin mừng đều xuất phát từ đây, vì vậy một sự trọng thị đặc biệt đối với Đền thánh quả là chính đáng”. Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng ủng hộ lập trường này.

Về mặt pháp lý, căn lều bạt Shahab-e-Din phải bị tháo dỡ. Nhưng chẳng ai giải quyết rốt ráo vấn đề nầy. Bởi vì Na-za-rét Kitô giáo trước kia nay đã trở nên một thành phố A-rập quan trọng nhất của It-ra-en với 60.000 cư dân trong đó thành phần Arập công giáo là 1/3 và Arập Hồi giáo 2/3. Trong khi trên toàn It-ra-en, thành phần thiêu số A-rập là 900.000 dân cư, chiếm 15% số cử tri, thì thành phần A-rập Công giáo chỉ là 10% của thiểu số đó. Cho nên điều dễ hiểu là các nhà chính trị It-ra-en thường ve vãn thành phần A-rập hồi giáo để tranh thủ số phiếu bầu của họ, hơn là số phiếu không đáng kê của thành phần A-rập công giáo.

Chính là vì quyền lợi bầu cử ngoắt ngoéo mà chính phủ cứng rắn Nétanyahu lại hầu như lẩn tránh trách nhiệm, không chịu giải quyết và chính phủ có vẻ biết điều của Ehud Barak lại quyết định cho phép xây dựng ngôi thánh đường Hồi giáo, trên phần đất đã được dành làm tiền đình cho Đền thánh Công giáo, bất chấp sự phản đối của Tòa Thượng phụ Giê-ru-sa-lem coi quyết định đó như một sự "khiêu khích” và của Tòa Thánh Vatican coi đó như là "nền móng đê gây chia rẽ giữa hai cộng đồng Kitô giáo và Hồi giáo”.

Tình hình căng thẳng đến nỗi các Giáo hội Kitô giáo tại thánh địa đã đồng lòng đóng cửa các nhà thờ một hôm đê phản đối. Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha cơ hồ như có thê được xét lại. Vì làm sao Đức Thánh Cha có thê bắt đầu cuộc hành hương Thánh địa tại Đền thánh Truyền tin, trong điều kiện lều bạt, trong đó các tín đồ Hồi giáo chen chúc hành lê, chỉ cách ngài có vài chục thước và gạch, cát, đá, sắt thép đê chỉnh trang khu đất thành tiền đình bị "đóng băng” còn chất ngổn ngang trên các vỉa hè ?

Hơn thế nữa, không chỉ có những tín hữu công giáo mới không thê hiêu nổi quyết định thiếu khôn ngoan của chính phủ It-ra-en, mà ngay các lãnh đạo chính trị và tôn giáo Hồi giáo cũng lên tiếng và ra tay bênh vực Giáo hội Kitô giáo bị ức hiếp. Chủ tịch Yasser Arafat đã thuyết phục vị Đại Chưởng quản Hồi giáo Giê-ru-sa-lem kêu gọi các tín hữu Hồi giáo hoãn lại buổi lê đặt viên đá đầu tiên của thánh đường được phép xây dựng. Thái tử A-rập Xau-đi đã đề nghị sẽ hoàn toàn tài trợ cho việc xây cất thánh đường ấy, ở một nơi khác, đê khỏi đụng chạm đến Đền thánh Truyền tin.

Nhưng vô ích ! Áp lực hay khuyên can càng làm cho phong trào Hồi giáo reo hò chiến thắng và "bác bỏ mọi can thiệp từ bên ngoài của Vatican hay của bất cứ ai đi nữa”, và càng làm cho chính phủ It-ra-en kiên định lập trường. Vì trước khi tiến hành cuộc thương lượng hòa bình gay go về qui chế của Giê-ru-sa-lem, một quyết định như thế rõ ràng không phải là ngây thơ đâu ! Mặt khác, dù gì đi nữa, Đức Thánh Cha cũng sẽ viếng Na-za-rét trong chuyến hành hương thánh địa vào cuối tháng 3.2000. Vì như cha Dòng Phan-xi-cô Battistelli Giám quản Công giáo Thánh địa đã nói : “Chúng tôi ao ước Đức Thánh Cha sẽ đến, vì đó là dấu chỉ rõ ràng nhứt về tầm quan trọng đặc biệt của Thánh địa đối với chúng ta, vì nơi đây là nguồn cội của chúng ta, là quê hương chôn nhau cắt rún của chúng ta”.

·Giê-ru-sa-lem

Với tất cả lòng ích kỷ và tánh thực dụng của kẻ bắt cá hai tay, chỉ biết mưu cầu "được việc” tối đa cho mình It-ra-en đã không chút đắn do, ngang nhiên xúc phạm cộng đồng Kitô hữu tại Na-za-rét như đã thấy, nhưng đồng thời lại triệt đê khai thác cuộc hành hương về nguồn của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Mặc dù, Đức Thánh Cha, trong Tông thư công bố hồi tháng 6.1999, đã khẳng định : "Cuộc hành hương này tuyệt nhiên chỉ có tính chất tôn giáo. Tôi sẽ rất phiền lòng nếu bất cứ ai tìm cách gán cho một ý nghĩa khác”. Bất chấp, chính phủ It-ra-en đã vội vã tuyên bố : “Cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng thê hiện một sự nhìn nhận toàn diện và công khai đối với It-ra-en. Điều nầy chỉ có thê có ảnh hưởng tích cực đến du lịch công giáo”.

Mục tiêu của It-ra-en là nhân cơ hội này tái khẳng định một cách long trọng chủ quyền trên toàn thê thành Giê-ru-sa-lem và sẵn dịp, thắng cuộc trong chạy đua giành ngoại tệ, bằng cách cầm chân du khách tối đa về "phía Do thái”. Vì vậy It-ra-en đã nỗ lực tìm đủ mọi cách khai thác từ bốn đến sáu triệu du khách hành hương nối gót theo sau Đức Thánh Cha. Đây quả là một ân huệ trời ban cho một nước sống bằng du lịch mà do sự chậm chạp bế tắc trong tiến trình hòa bình, ngày càng suy giảm đáng kê.

Bộ Du lịch đã thành lập một Ủy ban Ngàn năm thứ 3 đê hợp tác với chính quyền Pa-les-tin và Chính phủ Gio-đan đê tôn tạo với kinh phí dồi dào mọi di tích lịch sử có thê phát hiện. Bởi khảo cổ là "nghề của chàng”, là "môn thê thao quốc gia” của It-ra-en, xuất phát từ nhu cầu khai quật mọi chứng tích Do Thái xa xưa đê xác định quyền sở hữu của quốc gia It-ra-en trên toàn thánh địa.

Như được thổi một luồng sinh khí mới ngành khảo cổ Do Thái đã đánh được một mẻ cá huyền diệu. Chỉ trong hai năm họ đã khám phá ra ngôi nhà của thánh Phê-rô tại Ca-pha-na-um, nhà tù đã giam thánh Phaolô tại Xê-da-rê, "Khúc đường cuối cùng” mà Chúa Giê-su đã đi qua đê từ núi Cây Dầu về đến Giê-ru-sa-lem và tảng đá trên đó Đưc Nữ Trinh Maria đã ngồi nghỉ trước khi lâm bồn tại Bết-lê-hem. Ngoài ra, họ còn chỉnh trang nơi mà tương truyền Chúa Giêsu đã chịu phép rửa, trên bờ sông Gio-đan, nằm trong khu vực quân sự.

Mục đích là tạo càng nhiều điêm tham quan di tích đê giải tỏa bớt áp lực khách du tại các trọng điêm. Thực tế là các trung tâm hành hương Kitô giáo tại Giêrusalem như Đền Mộ thánh, đường Thương Khó, núi Cây Dầu... đều nằm trong khu vực phía Đông mà Do Thái đã chiếm của người A-rập trong chiến tranh sáu ngày năm 1967 và sự sáp nhập vào khu vực phía Tây chưa hề được quốc tế công nhận. Do vậy quyền làm chủ của Do Thái trên khu vực này rất hạn chế và quyền lực chính trị và cảnh sát của họ luôn bị tranh cãi. Hậu quả là khu vực này hầu như bị bỏ rơi và cho tới nay Do Thái chỉ sửa sang một vài con đường và xây tại núi Cây Dầu một đài vọng cảnh đê ngắm nhìn thành lũy hùng tráng của Salômon đại đế.

Một trở ngại khác cho It-ra-en xuất phát từ các giáo hội có mặt tại Giê-ru-sa-lem. Từ bốn năm nay họ đã lao tâm khổ trí đê trổ thêm một cửa ra vào cho Đền Mộ thánh (xem CGvDT số 1226), vì an ninh của khách hành hương và đê tăng cường khả năng tiếp nhận của Đền. Nhưng họ vấp phải "quyền chổi quét” được chia cho các giáo hội theo chỉ dụ năm 1853 của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ mà Do Thái có quyền tự coi như kế thừa thống trị.

Nhưng việc không đơn giản. Nếu hành động chuyên chính thì ngoài phản ứng chống lại "kẻ chiếm đóng”, Do Thái còn có thê gặp phản ứng ngoại giao của các cường quốc châu Âu "bảo hộ các nơi Thánh”, như Pháp chẳng hạn. Chiến tranh Crưm năm 1854 há chẳng phải bắt nguồn từ một tranh chấp về Đền thánh Giáng sinh tại Bết-lê-hem sao ?

Mặt khác, việc chia "quyền chổi quét” giữa các Giáo hội luôn luôn căng thẳng, đến nỗi nguy cơ rất hiện thực của sự xuống cấp trầm trọng của Đền Mộ thánh đối với khách hành hương, vẫn không làm cho các Giáo hội đồng ý được với nhau, mặc dù không ai không nhớ một đám cháy năm 1848 cũng tại Đền Mộ thánh đã làm thiệt mạng trên 400 khách hành hương.

Rõ ràng tại "thủ đô thống nhất muôn thuở” của It-ra-en, việc cử hành năm hồng ân toàn xá của Chúa Kitô cũng không thoát khỏi chính trị. Và mặt khác, phải chăng những rắc rối, căng thẳng, phức tạp tập trung xảy ra trong dịp chuẩn bị cho việc hành hương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, còn ứng nghiệm vào lời của Si-mê-ôn nói với bà Maria về Hài Nhi : "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người It-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra” (Lc 2,34-35) ?

Nguyệt San CGvDT Số 61, Tháng 1.2000

No comments: