Monday 21 April 2008

MỪNG LỄ THÁNH GIUSE THỢ: LAO ĐỘNG VINH QUANG NÂNG CON NGƯỜI XỨNG ĐÁNG “LÀ MỘT KẺ TRONG CHÚA BA NGÔI”


Lâm Võ Hoàng

Không gì thuyết phục hơn hai dấu chỉ sau đây đê nói lên sự tôn vinh lao động và người lao động trong Kitô giáo. Đó là trước hết, Thánh cả Giuse, một thợ mộc, được Thiên Chúa Cha chọn làm đặc mệnh toàn quyền đê làm cha bí nhiệm nuôi dưỡng và làm thầy dạy bảo Ngôi Lời làm người là Chúa Giêsu Kitô, cho tới khi đủ sức tiến hành chương trình cứu chuộc loài người về cho Cha, về sau được Giáo hội của Chúa Kitô phục sinh tôn phong làm Thánh Bổn mạng Giáo hội và Quan Thầy của giới lao động. Kế đến là tôn chỉ “Ora et Labora” (nguyện cầu và lao động) của Dòng chiêm niệm Biên Đức tồn tại và phát triên suốt 15 thế kỷ nay, nhờ vâng giữ và phát huy tôn chỉ, như hai cánh chim đó.

Theo Kinh Thánh, lao động có nguồn gốc từ Sáng thế, ít lâu sau khi tạo dựng con người, đúng hơn là án phạt dành cho Adam con người bất tuân, không những bị bắt buộc phải lao động đổ mồ hôi trán, mỗi ngày trong suốt cuộc đời, đê đổi lấy miếng ăn, mà còn phải lãnh nhận sự chết, tức là lao động cật lực cho tới khi trở về với cát bụi. Quả là một hình phạt tột cùng! Như vậy, lao động cực nhọc và sự chết tan biến là hai nhân tố cấu thành thân phận làm người của con người bị đọa.

Tuy nhiên, nơi đâu có bàn tay Thiên Chúa nhúng vào, dù đê đánh phạt, tất cả đều là hồng ân, bất hạnh càng là hồng ân, bởi “Thiên Chúa chậm giận và giàu tình thương”. Nhờ sự bất tuân của nguyên tổ Adam, con người mới được diêm phúc nếm mùi từ bi thương xót của Thiên Chúa, ngoài tình yêu thương lân tuất vốn có, vẫn còn, không bao giờ dứt. Là Thiên Chúa, chỉ phán một lời là có ngay ánh sáng, trăng sao, đủ cả, thế mà sau khi Adam và Eva phạm tội, thân thê hóa ra trần truồng, Đức Chúa là Thiên Chúa “làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ”.

Mặt khác, nhờ bất tuân mà con người được “nâng cấp”, như chính Thiên Chúa đã công nhận : “Này con người đã trở thành một kẻ trong chúng ta (tức là Chúa Ba Ngôi) biết điều thiện điều ác”. Thêm vào đó, sau khi phạm tội, con người đã biết nhận lỗi mình, không những không oán hận Thiên Chúa, mà còn vui vẻ và nghiêm túc “thi hành án” khổ sai chung thân, không đoạn tình với Thiên Chúa mà mỗi chút mỗi mảy đều chạy đến hỏi ý, nhờ cậy Thiên Chúa. Bởi thế hồng ân Thiên Chúa không ngớt tuôn đổ dồi dào xuống loài người, nhờ đó loài người, từ đó đến nay, bằng lao động khổ nhọc, đã hợp tác cùng Chúa Thánh linh, lần hồi cải tạo, biến hóa, “đổi mới mặt địa cầu” biến lao động khổ sai theo án phạt thành hoạt động sáng tạo và vinh quang dâng lên Thiên Chúa.

Vì vậy, lao động ngày nay là một nguyện cầu, một “lê vật chiều hôm” ngày ngày dâng lên Thiên Chúa như thành quả của sự tiếp nối công trình sáng thế của Thiên Chúa, bằng lao động ngày càng sáng tạo, có ý nghĩa và hiệu quả to lớn của con người.

Trước hết, phải thấy hình ảnh trên truyền hình những người đàn bà E-thi-ốp và Ấn Độ oằn người nhẫn nại cuốc đất đá sỏi và cố gieo trồng trong đất bột khô cằn vì hạn hán, mới thấm thía Lời Thiên Chúa phán với Adam là “phải cực nhọc mọi ngày trong đời, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra”.

Do vậy, lao động cực nhọc là một dịp nhắc nhở con người về thân phận của mình, đê con người phải kêu lên : “Trời làm chi cực bấy trời ?” Những tiếng kêu trời thảm thiết này không thê không động lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa, có hiệu quả không khác chi lời nguyện cầu.

Mặt khác, lao động khơi dậy năng lực sáng tạo của con người, chế biến tài tình từ nguyên liệu sẵn có thành những sản phẩm mà sau Thiên Chúa, con người không thê không thấy thế là tốt đẹp”. Và đây là của lê chiều hôm ngày ngày con người dâng lên đê tôn vinh Thiên Chúa như đã nói. Tóm lại, lao động là nguyện cầu, mà ngay nguyện cầu cũng là lao động, ưu tiên tuyệt đối.

Lao động vinh quang ở chỗ bảo đảm sự sống cho bản thân con người, tránh khỏi chết đói uổng mạng Thiên Chúa tạo dựng, hoặc ăn bám làm gánh nặng không công bằng cho kẻ khác. Lao động còn nhằm bảo đảm sự sống cho thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng như vợ con, cha mẹ già, anh em thất thế. Thấy họ no ấm, người lao động cực sói trán cũng thấy niềm vui.

Lao động còn tạo điều kiện cho con người đóng góp cho xã hội, đền bù những tiện ích được hưởng từ xã hội. Do đó lao động không chỉ đê kiếm ăn, mà còn phải đóng thuế và các khoản phục vụ công ích. Niềm vui thấy mình sòng phẳng với xã hội không thua kém bất cứ niềm vui nào.

Lao động không thê không dự phòng “ăn tối còn phải lo mai”, biết đâu có thê gặp bất trắc như tai nạn, ốm đau, thất nghiệp, thậm chí giúp đỡ, chia sẻ với kẻ khác, trong hoạn nạn, thiếu thốn. Do đó, tiết kiệm, nhờ lao động, sẽ giúp con người an tâm hơn trong cuộc sống.

Con ngưòi không thê lao động một mình đơn thuần bằng sức cơ bấp hay trí tuệ suông, mà phải thông qua “công ăn việc làm” được tạo ra bởi các đơn vị sản xuất kinh doanh, có được nhờ những đầu tư bắt nguồn từ tiết kiệm, hay từ vay ngân hàng, mà đê thay thế bổ sung (tiết kiệm) hoặc hoàn trả (vay), con người phải làm việc cật lực hơn đê có thêm thu nhập, hầu củng cố công ăn việc làm của mình.

Người lao động không chỉ quan tâm cũng có công ăn việc làm của chính bản thân mà còn cho xã hội. Vì khi xã hội bị khủng hoảng kinh tế chẳng hạn, công việc làm ăn của mình khó tránh khỏi vạ lây, do ảnh hưởng dây chuyền. Do vậy người lao động còn phải phòng thủ từ xa, tạo cho mình khả năng tài chánh tham gia đầu tư vào các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong xã hội, vừa đê hỗ trợ liên hoàn nhau khi gặp khủng hoảng vừa tăng thu nhập cho mình, qua mức sinh lợi của đầu tư.

Như vậy từ lao động “đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn” , lao động ngày càng được tổ chức, đê đem ngày càng nhiều lợi ích, sung sướng trần thế cho con cái Thiên Chúa. Có nếm sung sướng trần thế mới ước ao hạnh phúc Thiên Đàng. Nhưng điều vĩnh hằng là lao động nào cũng cực nhọc và con người, dù giàu có đến đâu, cũng phải cực nhọc mỗi ngày trong suốt cuộc đời, cho dù cực nhọc hôm nay là đau tim, mất ngủ, xì-trết, khác với mồ hôi trán khi xưa và càng nhiều càng tiền càng ít ăn, bởi ăn không vô, vì lo lắng, lo sợ, lo buồn, như Bill Gates hiện nay.Lao động là vinh quang, vì nâng con người xứng đáng làm “một kẻ trong chúng ta”, lời Thiên Chúa.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1256, Ngày 28.4.2000

No comments: