Monday 21 April 2008

CHẠNH LÒNG BẾN CŨ: ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

Lâm Võ Hoàng

Ngày 15.5.1975, sau gần hai tuần đứng mũi chịu sào, làm việc với Ban quân quản, nhận trách nhiệm thay cho Tổng Giám đốc di tản và tất cả các anh chị em đồng sự ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Sài Gòn, tôi lãnh giấy đi học tập cải tạo tập trung theo diện sĩ quan, do Ban quân quản trao. Nhờ trong đêm hãi hùng 29.4.1975, tôi đã ôn lại cuộc đời, đê dọn mình sáng mai đến nộp mình tại ngân hàng và lãnh án “tố khổ” (!?) tôi đã thấy Chúa quá ưu đãi tôi, tài hèn đức mọn mà đường công danh đã thỏa chí bình sanh, hơn nữa việc “tố khổ” đã không xảy ra cho nên tôi vẫn không hối tiếc đã chọn ở lại, mà còn an tâm tin tưởng nhìn vào tương lai mịt mùng : trong đó vẫn có Chúa và Chúa vẫn ở cùng tôi, không xa lìa một tấc một giây. Chúa trong lòng ta, lo lắng gì hồn tôi ơi !”, tôi đã tự nhủ như thế, khi bước qua cổng trại Trảng lớn, dưới chân núi Chứa Chan.

Sau những tháng dài không được tin tức và tiếp tế của gia đình, lao động cực nhọc (do chưa quen) trong mưa dầm nhếch nhác, đâu cũng là bùn dẻo quánh, mùa Vọng đã tới, với cái rét năm đó thật đậm và áo quần chúng tôi vẫn phong phanh như thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị thập tứ hiếu. Như nghe được tiếng vọng từ muôn thuở, các anh em tín hữu Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành) không ai bảo ai, bằng ánh mắt không giấu được nét buồn, nhắc nhở nhau dọn lòng chờ đón Đấng Cứu thế sẽ ngự đến trong vinh quang của âm thầm, nơi máng cỏ là con tim mong đợi tha thiết không tắt hy vọng của mỗi chúng tôi.

Dù đã biết chắc chắn là sẽ không có bất cứ một hình thức thánh lê hay cầu nguyện chung nào, nhưng chúng tôi cũng cứ hy vọng, sẽ có một chung vui nào đó mà những anh em ngoại cũng tỏ dấu trông mong, đê hưởng ứng nhiệt tình, vì từ lâu, Noel là một lê hội văn hóa, không những của Việt Nam mà còn của Á châu, nơi mà tỷ lệ dân số Kitô hữu thấp nhất thế giới mặc dù Chúa Giêsu là người Trung Đông, thuộc châu Á. Chúng tôi cứ hy vọng vừa phải, đê khỏi thất vọng khi vào ngày trọng đại, chẳng thê có được cái gì hết. Chúng tôi cứ tiếp tục công việc bình thường hằng ngày, chẳng đê lộ một ao ước nào hết, mặc dù trong lòng không ngớt vang lên lời ca bất hủ của mùa Vọng : “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc tội”.

Rồi Noel tới gần ! Nhiều anh em nhớ vợ con, kiếm chỗ vắng ngồi một mình, cặp mắt đỏ hoe, có anh bị bắt gặp miệng mếu, mắt đầm đìa. Những tay ngổ ngáo nhứt hình như cũng mềm lòng, bớt trêu chọc và ăn nói sỗ sàng, lại đâm ra kê chuyện “hồi trước” của gia đình đầm ấm của mình, khiến cho bị chọc lại : “Ủa ! tưởng mày là con bà phước, té ra cũng có vợ con hạnh phúc đàng hoàng nữa hả ! Thôi bớt gấu đi nha mậy, đê đức cho tụi tao nhờ !”

Rồi Noel sắp đến ! Không ai bảo ai, mọi người đều đem ra hong phơi bộ đồ vía, tức là bộ đồ còn tươm tất nhứt trong vài bộ đồ cũ mang theo, vì tin lời thông báo “đi học một tháng”. Ai cũng dành dụm một “sơn hào hải vị” nào đó đê ăn lúc nửa đêm. Phần đông là chè đậu xanh cà, đường tán, nấu bằng lon gô (lon sữa bột Guigoz) đậy nắp kín nấu mười phút là xong. Sang hơn thì có mì gói, độn bằng đọt khoai mì (nấu hai nước), có thê “chiêu đãi” thêm hai bạn ăn no.

Lúc đó trại có cho cất một hội trường bằng gỗ và tôn của trại gia binh cũ bị sập, đê làm lớp học chung. Việc xây dựng rất khéo, nhờ kỹ thuật và mỹ thuật của các anh em sĩ quan công binh, gồm kiến trúc sư và kỹ sư. Cây tạp nhạp, họ ghép lại, vừa khéo, vừa chắc, ngồi dưới dòm lên giàng rường, kèo, giăng mắc mong manh như ren, thật thích thú. Nhờ họ có công tác trại, được đi ra chợ mua đinh bù lon, luôn tiện họ mua dùm đường, đậu, kim, chỉ, thuốc men cho anh em, đôi khi “chất tươi”, như bánh ú, bánh lá dừa cho những anh em thân của họ.

Chiều Noel, anh em được rỉ tai là cán bộ cho phép anh em tối ra ngoài hội trường ăn uống nói chuyện tới 9 giờ tắt đèn. Anh em hỏi lại cho chắc, thì mới được biết đó là nhờ hai anh công giáo (tên gì lâu ngày quên) và anh Giáp Tin Lành, òn ỉ xin cán bộ quản giáo từ cả tuần nay. Cơm chiều bữa đó, phần đông giữ lại tối ăn luôn. Lúc đó chúng tôi được quân đội quản lý cho nên còn ăn cơm gạo Trung Quốc và được phát tương hột, mì chính, thịt hộp, ruốc cá hộp, thậm chí sữa bột, cũng của Trung Quốc, cho thấy công của đóng góp của nước này vào sự nghiệp thống nhất hòa bình nước ta, không phải nhỏ và kém chí tình.

Đi lao động về, tắm rửa ngoài suối xong xuôi, anh em về phòng tập trung nấu nướng riêng (gọi là “gô cống”, không được phép, nhưng anh em cứ mắc hoài, khiến cho cán bộ quản giáo đánh giá tình hình mỗi tuần đều không quên kê “gô cống” trong các mặt yếu) cho sẵn, rồi mặc áo quần mới tinh tươm mặt mày tươi rói đầu hớt chải vén khéo, có anh nhìn không ra, tất cả đều vui cười, như thê mọi người đều Ki-tô-hữu. Xong rồi lục tục vào hội trường mang theo “gô cống”, dọn dẹp chỗ ngồi, túm tụm từng nhóm nhỏ thân quen nhau nói chuyệm râm ran. Cán bộ đi qua kiêm tra, dừng lại chỗ này chỗ nọ, anh em đều chào mời uống nước gạo rang (quét mót ở kho gạo), cán bộ từ chối vui vẻ, rồi đê anh em thoải mái, sau khi dặn dò các tổ trưởng, đội trưởng, bếp trưởng đừng đê anh em làm ồn ào mất trật tự. Câu chuyện lại trở lại râm ran, rì rào khắp hội trường.

Bỗng một tiếng hát cất lên : “Trời cao... hãy đổ... sương xuống” làm anh em ngạc nhiên buông chén ly, nhìn về phía bục, thì ra anh... (người đứng xin phép) một cựu tu sĩ còn đầy nét khắc khổ, giọng hát trong và chuẩn. Tôi nghe rúng động trong mình, muốn ca theo, nhưng nhát, thì anh em (công giáo tất nhiên) đồng loại bắt lời ca tiếp : “Và ngàn mây... hãy mưa... Đấng Chuộc tội”, trong khi nhiều anh em khác nhảy lên bục, hợp xướng thành bè rất du dương (nhờ hát nho nhỏ đủ nghe chớ không có rống, như hồi hát nhà thờ). Rồi cứ như thế, hết bài này qua bài kia.

Tới bài “Đêm thánh vô cùng” hay “Trong hang Bêlem”, có tiếng nấc đâu đây, nhiều người đê nước mắt tuôn rơi, không quẹt, trong đó có tôi. Cả một trời thương nhớ xa xưa, đầy yêu thương và thống hối, như ập xuống, bao trùm, ôm ấp chúng tôi. Ai cũng đang hướng về gia đình, cha mẹ, vợ con, người yêu, giờ đây có được đi nhà thờ, ăn Noel không, ăn ra sao, với gì ? Chắc là đang đau khổ, xót xa, cảm thương mình trong vòng lao lý, có dè đâu mình đang ăn sung mặc sướng (?) ấm áp trong tình anh em đồng cảnh và gần gũi với Chúa Giáng sinh và Mẹ Chúa Trời hơn bao giờ hết trong đời.

Rồi đủ thứ nhạc cụ tự chế từ đủ thứ phế phẩm không kê xoong, xô, đũa, muỗng được lục tục mang ra, góp thành giàn nhạc không đến nỗi.

Ác liệt nhứt là độc tấu đàn độc huyền có sáo, ống tiêu thổi đệm, “nó bắt nhớ ông nhớ cha gì không biết, cứ làm gan ruột mình bời rời” như Tâm, tây lai, bạn tôi nhận xét, vừa thích thú, vừa khó chịu. Các anh Tin Lành cũng lên hát thánh ca, khá điêu luyện. Dưới này, anh em nhâm nhi lai rai, rầm rì trao đổi, đã vơi nỗi sầu cố quận.

Đê những anh em khác có thê đóng góp, ban nhạc bắt qua các bài mừng xuân, đặc biệt là bài “Gái xuân” được hoan nghinh nhiệt liệt với những câu gợi cảm : “Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng / Đôi tám xuân đi trên mái tóc / Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?”. Câu cuối này được ca sĩ nhấn mạnh hỏi to. Cả hội trường đáp : “Buồn thấy mẹ !” Rồi cười vang, như ở trong các phòng trà.

Bỗng nhiên, tôi ngồi gần cửa dòm ra ngoài, thấy ba bốn cán bộ quản giáo đứng xa xa nhìn vào trao đổi. Tôi thầm khen sự khôn ngoan của mấy anh. Vì nếu các anh bước vào hội trường trong lúc chúng tôi đang say sưa hát và nghe hát, thì chắc sẽ có một số anh em yếu bóng vía, chạy vọt ra ngoài về phòng, thì sẽ khó tránh khỏi cảnh lộn xộn, nhốn nháo giữa đêm hôm. Tôi bèn nhờ một anh bạn nhỏ kín đáo thông tin cho “ban tổ chức” biết, đê tìm cách kết thúc êm đẹp. Thế là các anh này liền chuyên qua bài “Khải hoàn ca”, rồi “Như có Bác Hồ” là bài kết thúc quen thuộc những buổi lên lớp. Tôi tiếp tục quan sát kín đáo các anh cán bộ khi anh em đứng lên, trật tự kéo nhau rời hội trường, các anh biến đâu mất. Anh em về ngủ no say.

Sáng hôm sau, trong khi lao động, tôi hay tin anh cán bộ cho phép chúng tôi bị “dũa”. Nhưng chiều lại, trong giờ tập hợp sinh hoạt, anh chỉ êm ái thông báo việc chúng tôi tùy tiện tổ chức ca hát và ca hát những bài không được kiêm duyệt là vi phạm nội qui. Tuy nhiên, do đây là lần đầu và cũng do anh em biết tự giác giữ trật tự tốt không làm ồn ào thái quá, hơn nữa bảo đảm không khí an tâm tin tưởng, học tập tốt, lao động tốt, nên thông cảm cho lần này, chỉ hai anh đứng ra xin phép miệng là chỉ ăn uống, chuyện trò, thì sáng mai ở nhà kiêm điêm. Tan hàng, chúng tôi xúm lại an ủi hai anh nhưng họ bảo không sao, vì đã định liệu trước rồi. Vả chăng Thiên Chúa còn phải trả giá cứu chuộc, phận mình thấp hèn làm sao thoát được ?

Năm sau, Quân đội bàn giao chúng tôi cho Công an quản lý. Nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi cung cách quản lý “tù hàng binh” của quân đội, bản lĩnh, quảng đại, thông cảm, tới nay còn đê ấn tượng tốt đẹp. Từ đó, mỗi khi gặp nhau, chúng tôi thường nhắc nhở anh X, anh Y, anh Z. Nhờ các anh, nói chung, chúng tôi mới được một Đêm Thánh suôn sẻ tuyệt vời, đầy tiếng ngợi ca cộng hưởng với tiếng nhạc thiên thần dâng lên Thiên Chúa Giáng sinh, giữa cái rét căm căm năm ấy.

Công Giáo và Dân Tộc Số 1337-1338, Ngày 14.12.2001


No comments: