Monday 21 April 2008

Chung Quanh Một Hành Động Ngôn Sứ Đầy Bất Ngờ: GIÁO HỘI THỐNG HỐI ĐỂ NGÀY CÀNG “NGƯỜI” HƠN, TỰ DO “THÁNH” HƠN

Lâm Võ Hoàng

Không ai không ngỡ ngàng và xúc động chứng kiến một cụ già gần bát tuần, bệnh tật đến nỗi mỗi bước đi là một đau đớn, đứng áp vách Tường Than thở, đưa bàn tay run rẩy vuốt ve những viên đá móng khổng lồ của Đền Thánh Giêrusalem còn sót lại, như chứng tích cuối cùng của ba ngàn năm trung tín kiên cường của dân Do thái.

Nhưng cụ ấy không phải là một tín hữu Do thái giáo thường lẩn quẩn nơi đây trong tiếng ru của thánh vịnh : "Giêrusalem hỡi, lòng này nếu quên ngươi...”, mà chính là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ngài đến đây đê nói lên lần cuối, trước khi trở về Roma, lời tạ lỗi nghẹn ngào của Giáo hội Công giáo với dân tộc Do thái về “những bách hại và biêu hiện chống Do thái của những Kitô hữu, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào”, như đã hai lần bày tỏ, chính thức long trọng tại Đền thánh Phêrô ngày 12.3, thinh lặng đớn đau tại Đền tưởng niệm sinh sát Yad Vashem ngày 23.3 và riêng tư cầu nguyện hôm nay, 26.3 tại bức Tường tây này.

Làm như chưa đủ, ngài còn nhét vào giữa kẻ các viên đá một lời tự tình đoan thệ : "Lạy Thiên Chúa của tổ tiên chúng con, Cha đã tuyên chọn Ap-ra-ham và miêu duệ của ngài đê mang Danh Cha đến cho chư dân ! Chúng con hết sức đớn đau về hành động của những kẻ đã gây cho những con cái của Cha nhiều thống khổ. Bằng dâng lên Cha lời nài van tha thứ này, chúng con đoan hứa từ nay sẽ sống với họ một tình thân ái huynh đệ mới”. Tự tình thư này, sau đó được moi ra, đê đem trưng bày trong Đền tưởng niệm.

Có lẽ từ tấm bé, chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh Đức Giáo hoàng đội mũ triều thiên ba tầng “vua của vua”, ngự trên ngai tòa cao vút, giữa trầm hương ngào ngạt, ánh nến lung linh, vàng son rực rỡ, nhã nhạc kèn đồng tấu khúc “Con là Phêrô”, cho nên nhiều anh em chúng ta không thê không bất nhẫn thấy ngài hạ mình, quỳ gối, gánh vác hết mọi tội tình, lãnh nhận hết mọi trách nhiệm của 2000 năm “con dại cái mang”. Một số Đấng bậc giáo triều và giáo phận còn bất mãn:“Thống hối đã tốt rồi, còn phơi bày làm chi nữa ?” hoặc cay nghiệt:“Thống hối chuyện xưa, thì quá dê ! Liệu ta đã đủ dũng khí lên tiếng đầy đủ về phá thai là sát nhân chưa ?” Thêm vào đó là một số không ít người Do thái còn cho rằng sám hối như vậy chưa đạt yêu cầu (!?) Nhưng ngài nhất quyết uống cạn chén đắng như Thầy ngài khi xưa.

Phản ứng như trên, xét cho cùng, cũng tự nhiên và thường tình thôi. Nhưng nếu tỉnh táo hơn, thì sẽ không khó khăn gì nhớ lại :“Ai cất cao mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên !”. Vì đó là tâm điêm của Tin mừng, của linh đạo Kitô thuộc. Vì tạ lỗi đâu phải là đánh mất mà là củng cố, như ĐTC đã vạch ra từ năm 1994, khi khơi gợi ý thức thanh tẩy ký ức:”Nhìn nhận những yếu đuối của hôm qua là biêu hiện lòng trung thực và lòng dũng cảm có khả năng giúp chúng ta củng cố đức tin và trở nên cảnh giác và sẵn sàng hơn, đê đương đầu với những khó khăn và cám dỗ của hôm nay”.

Chứng kiến cảnh ĐTC vừa bước vào Đền Thánh Phêrô, đã bất thần rẽ phải, đến quỳ cầu nguyện khá lâu dưới tượng Đức Mẹ thương cảm (La Pietà) và cảnh đoàn Hồng y lặng lẽ, tiến lên đốt ngọn nến dưới chân một thập giá, nhà thần học kinh thánh Pierre Debergé, viện trưởng đại học thần học công giáo Toulouse, đã xúc động cảm nhận buổi lê thống hối ngày 12.3, quả là một “cường điêm của khiêm hạ và hy vọng”. Cha viết:“Đối với những ai mang danh Kitô hữu, xưng thú tội lỗi đã phạm là một hành vi khiêm hạ. Khiêm hạ của con người tự biết mình cao trọng hơn tội lỗi. Bởi lẽ tình yêu thương xót của Thiên Chúa vượt trội trên mọi tội lỗi. Khi, trong chân lý, Giáo hội quỳ xuống xưng tội, thì đó là cử chỉ khẳng định tính thánh thiện của mình là từ Thiên Chúa và bản thân mình là hoa trái của Thiên ân. Bằng hành vi này, Giáo hội dâng trả lại mọi cao trọng về cho Thiên Chúa. Trong thời điêm sinh nhật lần 2000 của Đấng Cứu Thế, hành vi khiêm hạ nói trên là một thông điệp hy vọng”.

Nhưng vấn đề không đơn giản. Đối với các nhóm giáo dân thiêu số tại Á châu (Indonesia), hoặc Phi châu (Nigeria), hằng ngày không ngớt bị tấn công, sát hại, sự đấm ngực nầy không thê hiêu nổi ! Mặt khác, những chuyện mà hôm nay, nhân danh chúng ta, Giáo hội toàn cầu đấm ngực thống hối, nếu được đặt trở lại và hiêu trở lại trong khung cảnh lịch sử, xã hội, luân lý thời đó, thì có thê sẽ khác đi. Đó là chưa kê đối với các nước châu Á, châu Phi, những “sai lầm” xa xưa bên trời Âu, như Tòa án truy tà, Thập tự chinh..., hầu như không có ý nghĩa gì đặc biệt, vì hiện nay, ở nhiều nước, những “chuyện” như vậy vẫn xảy ra nhan nhản, mà có nghe ai nói gì đâu ?

Trong khi đó, đối với những Kitô hữu Ả Rập vùng Thánh địa, quả là hết sức chua chát đắng cay, khi phải đấm ngực tạ lỗi với những người lẽ ra phải đấm ngực mạnh hơn, tạ lỗi nhiều hơn, vì đã dùng bạo quyền san bằng làng mạc, xua đuổi họ rời bợ quê cha đất tổ hàng nghìn năm, đê sống tạm bỡ trong lều trại đã hơn nửa thế kỷ rồi !

Tuy nhiên, dù gì đi nữa, cây không thê che khuất rừng. Xét về đại cuộc, đây là một chuyên biến não trạng không tiền khoáng hậu của Giáo hội, quyết tâm và mạnh dạn tự đánh giá khách quan quá trình tồn tại của mình suốt 2000 năm lịch sử cứu độ. Vì vậy, hơn bao giờ hết, niềm tin và lòng yêu mến sắt son của chúng ta đối với Giáo hội Mẹ và Thầy, cần phải tỉnh táo và được đào sâu, đê củng cố, nâng cao hiệp thông. Đồng thời, an tâm tin tưởng vững vàng rằng thống hối này không phải là ngẫu hứng, hoặc chạy theo thời thượng chính trị, mà là một thái độ tự giác, nghiêm túc, dứt khoát, cần thiết, không dê dàng và đầy trách nhiệm. Vì thống hối được dựa trên nền tảng lịch sử và thần học sáng tỏ, không chối cải, hầu tạo bước ngoặt không thê thiếu, đê tiến vào thiên niên kỷ thứ ba, trên cơ sở cáo chung và khai tữ hình thức chuyên chế, và tín điều của Công giáo La mã, mặt khác, hòa giải rốt ráo với người "anh cả” Do thái, bị chúng ta báo oán khai trừ khỏi đại gia đình Dân Chúa, Dân Giao ước, trong suốt 2000 năm hiêu lầm, thù nghịch, chống đối, bách hại lẫn nhau.

Đào sâu lòng mến và niềm tin như thế nào ? Đó là, với tất cả "lòng trung thực và dũng cảm”, tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các vấn nạn sau đây :

Trước hết, đâu là “Giáo hội thánh thiện”, khi giáo hoàng phải hạ mình xưng tội và xin tha thứ, như một phàm nhân ?

Giáo hội là một thực thê thánh thiện, gồm các chi thê là những Kitô hữu hai lần thánh (bẩm sinh được thông phần linh quang Thiên Chúa và được làm con Cha qua thánh tẩy) và đầu là Chúa Kitô, Đấng Thánh vì là Thiên Chúa. Đó là bản chất không thay đổi của Giáo hội, mặc dù sự phạm tội có tính tất yếu khách quan của cá nhân tín hữu lẫn đầu mục. Do vậy cần phân biệt các Kitô hữu phạm tội triền miên và được thứ tha bất tận và Giáo hội tinh tuyền, chẳng khi nào có thê phạm tội, cả đầu lẫn mình. Mặt khác, cho dù phần hữu hình các chi thê có phạm tội tới đâu, nhưng do “cơ chế” các thánh thông công, phần thánh thiện luôn luôn vượt trội áp đảo trong Giáo hội, Hiền thê của Chúa Kitô.

Sở dĩ hôm nay Giáo hội công khai tỏ lòng thống hối về những hành vi bạo lực tinh thần, vật chất, trái luật bác ái công bằng của các Kitô hữu trong suốt chiều dài lịch sử là vì Giáo hội, từ lúc đưọc thành lập trên Thập giá cho tới nay, và theo lời hứa thiết thạch của Chúa Kitô, vẫn và chỉ là một thực thê bất diệt duy nhất, do đó, một mặt được hưởng nhờ mọi ơn ích của các con cái thánh thiện, và mặt khác, phải gánh chịu mọi hậu quả việc làm cá nhân và tập thê của các con cái khác, theo nguyên tắc liên đới “con dại cái mang”, hoặc ngược lại “cha ăn me, con ê răng”.

Cũng theo nguyên tắc liên đới đó, mỗi Kitô hữu chúng ta, nếu được thông công thì cũng phải “thông tội”, tức là bằng hiệp thông được tái khẳng định, tích cực tham gia, chia sẻ thống hối chung của toàn Giáo hội. Ở mức độ, và theo thê thức nào ? Đó là tùy nhận thức và hướng dẫn của các đấng Bản quyền Giáo hội địa phương, nhưng không loại trừ những sáng kiến tham gia chia sẻ âm thầm riêng tư. Vì vậy, ta không thê dửng dưng, bàng quan, thậm chí "bao cấp” đê ĐTC Gioan Phaolô II, thay mặt chúng ta, thống hối đơn độc một mình. Đó sẽ là suy nghĩ và thái độ thiếu vắng hiệp thông và tránh né liên đới.

Kế đến, thống hối trong lòng là đủ rồi, “phơi bày” ra ngoài làm chi ? Ở đây vấn đề không phải là trong hay ngoài, mà yêu cầu tất yếu khách quan của thống hối là gì ? Như nói trong thánh vịnh, tội đã phạm, phải xưng thú trước Thiên Chúa, rồi mới được ơn thứ tha. Cũng như đức tin phải tuyên xưng ra ngoài miệng, thì mới được kê là đích thực, như Thánh Tông đồ Phaolô đã cho biết. Vì sao ? Vì lời nói là thuộc tính đặc thu chỉ dành cho thọ tạo có tự do là thiên thầncon người. Nơi Thiên Chúa, Lời là một Ngôi, Ngôi Lời tạo dựng trời đất, vũ trụ và con người. Vì chỉ có lời nói mới kết ước, trói buộc con người. chỉ có lời nói mới thố lộ tâm tình. Đứa con hoang nhờ nói : “Con đắc tội với Trời và với Cha...” mà được cha nó cho mổ bò mở tiệc mừng ngày trở về của nó. Ngôi Lời đã nhập thê, sau lời mời “Fiat” của Đức Nữ Trinh.

Do vậy, "bảy mối tội” mà ĐTC, nhân danh toàn Giáo hội, xưng thú và sám hối, không phải là những điều dấu kín, không ai biết, nay mới được cung xưng đem ra ánh sáng, mà đã được Thiên Chúa và loài người biết rõ từ khuya rồi. Thế mà nói ra không phải dê dàng ! Và điều lạ là một khi được nói ra thì ai cũng lấy làm lạ, không sửng sốt, thì thán phục, chứng tỏ sức mạnh và giá trị của lời nói tự thú, tất nhiên chân thành. Chị vợ, anh chồng lầm lỡ, nếu chân thành thú nhận và thống hối, thì gương vỡ cũng lành. Hằng ngày, ta há chẳng cầu xin : “Nhưng xin Chúa phán một lời, linh hồn con sẽ lành mạnh” hay sao ?

Cuối cùng, nhiều chuyện, vào thời thế xảy ra có thê là chuyện chẳng đặng đừng, tại sao dưới góc độ hôm nay, lại bị coi là tội lỗi? Trong “bảy mối tội”sáu mối là rành rành, không thê đổ cho khách quan thời thế. Chỉ vì ích kỷ, ham chuộng quyền lực, áp bức, tiền tài... mà dù đọc và thuộc Tin mừng, ta vẫn tìm cách “vận dụng”, thậm chí cố ý hiêu sai, né tránh yêu sách của Tin mừng, ru ngủ lương tâm, đê phục vụ mưu đồ tham lam ích kỷ của ta. Trong khi Tin mừng, qua hai ngàn năm, hôm qua hôm nay và mãi mãi, vẫn mới nguyên giá trị và thích hợp với mọi thời đại, mọi chủng tộc, mọi điều kiện xã hội, văn hóa.

Còn một mối tội nặng nề nhất, khiến ĐTC phải vật vã thống hối nhiều lần, đó là “bách hại và chống Do thái”, nhưng phần nào "tội thì đáng tội, tình cũng nên thương” (Chu Mạnh Trinh)! Quả thế, suốt 2000 năm, ta không bao giờ tha thứ cho dân Do thái, vì quá đau xót trước thương khó và khổ nạn của Chúa Kitô, bị hành hình trên thập giá với hai tên cướp. Đồng thời ta cũng căm ghét họ cứng đầu, cứng cổ nhất định không chịu nhận ra Thánh vương Mêxia, Thiên Chúa đích thực nơi Chúa Kitô mà họ bưng tai bịt mắt trước sự phục sinh đúng “kế hoạch” đề ra trước.

Hơn nữa, trong đời sống hành đạo và thường ngày, họ có quá nhiều đặc thù không giống ai và không ai chịu nỗi, ngăn trở mọi hội nhập hòa đồng, tạo cớ cho việc thả sức hiếp đáp, áp bức và cuối cùng là tiêu diệt, bằng sự sinh sát có hệ thống bởi tay Đức quốc xã, sáu triệu con người Do thái, chết một cách thánh thiện, an nhiên, không một tiếng kêu, như đàn cừu lặng lẽ tiến về lò sát sinh, như được nói trong Cựu ước.

Sự không dung thứ của chúng ta, khắc nghiệt đến nỗi không còn coi họ như là Dân Chúa nữa, mà là tội ác sống, được phép tồn tại đê làm gương tầy liếp cho muôn đời sau, như suy nghĩ của một thánh giáo phụ vĩ đại, đã gây chia rẽ hận thù truyền kiếp giữa những “đồng miêu duệ” của Ap-ra-ham, giữa các “đồng đệ tử” của Kinh thánh do Thiên Chúa linh hứng, quả là tai tiếng nỗi cộm nhứt của hai thiên niên kỳ đang chấm dứt.

Mặc dù dân Do thái không phải là tay vừa, đã bản chất "thống trị và hết sức tự tin” (De Gaulle), mà còn quán tính ích kỷ (sẵn sàng) hại nhân, nếu cần, nhưng tội lỗi không thê chối cải của chúng ta là không chịu nghe lời Chúa Kitô trên thập giá, nài van Chúa Cha “tha thứ cho họ, vì họ không hiêu chuyện họ đang làm”, mà chỉ nhớ lời dân Do thái, thời Philatô, nhanh nhẩu nhận lãnh trách nhiệm máu vô tội của Chúa Giêsu cứ trút đổ trên đầu họ và con cháu họ, từ đó, phần nào coi sự sinh sát ghê gớm trên đây như hình phạt logic dành cho kẻ "gian ác và giết Thiên Chúa” (perfide et déicide).

Tóm lại, sự thanh tẩy ký ức trên đây, tuy đã được báo trước và chuẩn bị từ lâu, nhưng khi trở thành hiện thực dưới tên gọi Thống hối (Repentance), thì vài gợn sóng nhỏ trong nội bộ là điều đáng thông cảm, hơn nữa, đáng mừng, vì thê hiện sự "tự do của con cái Thiên Chúa” được bảo đảm tốt. Tin mừng há đã chẳng chỉ ra rằng đứa lầu bầu mà làm theo lời cha bảo vẫn tốt hơn đứa mau mắn “vâng ạ !” mà bỏ qua lời cha.

Rồi đây, toàn thê Giáo hội, dưới đất cũng như trên trời, sẽ ghi ơn ĐTC Gioan Phaolô II đã không do dự và dũng cảm lằng nghe và vâng theo lời mời gọi thúc giục của Chúa Thánh Thần, mà tiến hành thống hối triệt đê, toàn diện, hầu thanh tẩy ký ức cho toàn Giáo hội, từ đó, với niềm tin được giác mê và củng cố và sự hiệp nhất được trong sáng và mở rộng, đoàn ngũ Dân Chúa, không mất một ai, sẽ đĩnh đạc bước vào thiên niên kỷ mới lần thứ ba, trong tư thế bình an và hy vọng của những người bắt đầu "sạch nợ khê đọng”, trước mặt Thiên Chúa và loài người, nhờ đó Giáo hội của Chúa Kitô ngày càng tiến bộ trong thánh thiện, do ngày càng được chấp nhận như đã trọn-đạo-làm-người.

Nguyệt San CGvDT Số 65, Tháng 5.2000

No comments: