Monday 21 April 2008

MỘT SỐ KỶ NIÊM VỚI ĐỨC CHA THUẬN


Lâm Võ Hoàng

Do những cơ duyên tình cờ, tôi được may mắn biết và quen với Đức Phanxicô Xaviê Hồng y tân bổ Nguyên Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

Trước hết vào khoảng cuối những năm 50, tôi còn đang trên đường tiến về giếng thánh tẩy, thì được các anh chị em mời gia nhập nhóm trí thức công giáo Pax Romana Việt Nam. Trong một buổi họp đầu tháng, đang khi giải lao sau thánh lê do Đức cha Phaolô Bình cử hành, thì có một linh mục trẻ đến thăm. Tiếng rì rào chuyền tai cho biết đó là cha Thuận, cháu kêu bằng cậu ruột của Tổng thống, vừa mới ở Rôma về. Chúng tôi vui vẻ chủ động đến bắt tay chào ngài đê tỏ lòng hiếu khách đón nhận người anh em đến thăm, nhưng không có trao đổi gì nhiều, vì khách khá đông.

Năm 1967, tôi phụ trách ngoại thương và viện trợ Mỹ tại Bộ Thương mại. Một hôm, ông Bộ trưởng, được mời, đến phòng làm việc của tôi, nhờ tôi thay mặt ra Huế dự lê tấn phong giám mục của ngài, trưa đi chiều về. Buổi lê được tổ chức đơn giản vào lúc xế chiều dịu nắng, hình như trong sân cỏ chủng viện. Thánh lê được cử hành dưới mái bạt, có thêm nghi thức cung đình : lính hầu, tàn tán, lọng che, chiêng trống... Tôi chỉ nhớ mang máng và quên nhiều chi tiết.

Điều gây ấn tượng mạnh cho tôi là thái độ khiêm tốn và sắc mặt trắng bệch có lẽ do cảm xúc của ngài mà lý giải, phải chăng là ở vào năm cuối, của tuổi 30, ngài đã cảm nhận tình thương của Thiên Chúa và lòng tin cậy của Giáo hội đã trao ban cho ngài một thánh giá quá nặng ? Lê vừa chấm dứt, tôi tranh thủ ra về cho kịp chuyến bay của Air-Việt Nam (tôi không đi chuyên cơ) nên không dự tiếp tân. Vào những năm đầu 70, trong một chuyến máy bay đi Nha Trang, tôi thấy ngài, miệng ngậm điếu Salem, cùng đi, nhưng không thê hôn nhẫn ngài.

Sau 30.4.1975, trong trại cải tạo Long Khánh, tôi hay tin ngài trở thành đồng cảnh của tôi và được đưa ra Bắc. Tôi bắt đầu cầu nguyện cho ngài, như con chiên cho chủ chăn. Thời gian trôi qua, vừa bất tận, vừa nhanh như chớp. Đối với nhiều người, đó là thời gian của sụp đổ, thậm chí của “lên voi xuống chó”. Đối với tôi, một khi đã chọn ở lại, thì điều lôgíc là phải hoàn toàn tín thác vào hồng ân và quan phòng của Thiên Chúa. Mọi việc xảy ra cho tôi đều giống như những món ăn hồi nhỏ má cho ăn, dù sướng hay cực, đều ngon cả, vì đó la của má cho ăn và được ăn chung, trong tiếng cười râm ran của tình mẹ con hả hê với nhau.

Nhờ chú ý, tôi được nghe, từ nhiều phía, nhiều điều trái ngược về hai chủ chăn của tôi là Đức Tổng Bình và Đức Tổng Thuận. Bởi lương tâm là cái riêng tư nhất của con người, kê cả đối với Thiên Chúa, cho nên tôi tuyệt nhiên không đánh giá hay phê phán bất cứ ai về những suy nghĩ, nhận định thê hiện lương tâm của họ. Vì mọi thông tin đều phản ánh một mặt chân lý khách quan nào đó, cũng như những mặt hạn chế và yếu đuối chủ quan nào đó của người loan truyền.

Thôi thì cứ coi đó như những cỏ cây trong thiên nhiên, cái nào ăn được thì cứ ăn, còn cái nào không ăn được thì thôi, không ăn, nhưng đừng chê. Phần tôi, điều trong khả năng tôi làm được, mà không sợ lầm, đó là cứ cầu nguyện và tỏ lòng yêu mến, kính trọng, thông cảm, bác ái với Đấng chủ chăn mà trong tình thế khó xử, không thê tránh né chọn lựa một quyết sách nào đó. Nhiều người cho tôi là ngu tín, ngây thơ. Tôi chỉ tiếc rằng mình quá non yếu, tội lỗi, nên chưa được hồng ân “điên rồ” như Thánh Phaolô Tông đồ.

Nhờ biết mến yêu, cầu nguyện cho hai chủ chăn, tuy hai hoàn cảnh, nhưng cùng mối ưu tư đau khổ, mỗi đấng một cách mà trong cái đói, cái rét, cái cực nhọc, cái thiếu thốn, không thê tránh, của vòng lao lý, tôi vẫn vui vẻ bình an, vì có Đức cha Thuận chia sẻ, và có Đức cha Bình xót xa cầu nguyện, trên hết có Chúa quan phòng và Đức Mẹ hằng cứu giúp hằng ngày nâng đỡ ủi an cách đặc biệt. Sau khi được trở về, tôi thường lui tới viếng thăm Đức cha Bình và không ngớt cầu nguyện cho Đức cha Thuận được “chân cứng đá mềm”.

Mặc dù tôi tránh không hề hỏi han gì về tình hình, Đức cha Bình thỉnh thoảng cũng tâm sự với tôi về những hiêu lầm về ngài của nhân thế và Tòa Thánh, cho tới lúc ngài nói đã mệt nhọc, khó nghe, trong khi tôi, như Lão Lai trong Nhị thập tứ hiếu ngồi xẹp xuống gạch bên cạnh ghế dài của ngài nằm trong hành lang, cứ đem chuyện tếu ngoài đời kê cho ngài nghe, làm cho ngài buồn cười như mếu không ra hơi.

Trở lại câu chuyện Đức cha Thuận. Tháng 10.1989, tôi đã thôi làm chuyên viên kinh tế sau chín năm công tác trong biên chế của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố, đê có tư thế tự do độc lập viết bài cho báo Tuổi Trẻ, tôi được ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) mà tôi chưa được vinh hạnh gặp mặt, mời ra Hà Nội với anh Huỳnh Bửu Sơn tham gia, soạn thảo đề cương “Đổi mới căn bản ngân hàng”. Trong cái vui thấy được ngày mà tôi đã chờ đợi từ hơn 14 năm qua, khi chọn ở lại, cũng như được cầm trong tay cái “vé" ra Hà Nội, mà tôi đã phải mua bằng cái giá hơn 50 tháng cải tạo, một niềm vui riêng trồi lên. Đó là có dịp viếng thăm Đức cha Thuận.

Nguyệt San CGvDTsố 74 Tháng 2.2001

No comments: