Monday 21 April 2008

TỪ TRƯỚC TRUYỀN TIN CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Lâm Võ Hoàng

Ta không thể nói là tôn vinh Đức nữ Trinh Maria và Thánh cả Giuse, nếu chỉ biết đơn thuần thần thánh hóa các ngài mà bỏ qua những nét con người tuyệt vời của đời sống, cá tính, bản lĩnh, đạo đức đầy sức thu hút của các ngài, không những có khả năng thể hiện đỉnh cao những giá trị nhân bản cao quý muôn thuở, mà còn xứng đáng tiêu biểu cho mọi nền văn minh nhân loại, trong đó có nền văn minh truyền thống nho giáo của Á Đông ta, theo đó, không thể “nên thánh”, nếu chưa trọn đạo “làm người”. Vậy xin phép được chia sẻ một số suy niệm độc lập của một giáo dân về chất người trong tính thánh.

Từ trước truyền tin cho đến Giáng sinh là quãng đời “cực trí” nhứt của Đức Maria. "Cực trí" nói ở đây không phải, như đối với mọi người bình thường, là vừa rối trí, vừa khổ tâm. Đối với Đức Mẹ, dù cực trí đến đâu, Mẹ vẫn ở trong bình an vô biên của Thiên Chúa, nhờ sức mạnh của đức vâng lời và niềm phó thác, biết và dám cậy trông vào lòng xót thương của Chúa, đến thời tới lúc, sẽ tỏ rõ thánh ý, không khi nào là không tuyệt diêu, siêu vời, cho dù đôi khi là những đau khổ như bị “lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn”. Được hiểu như thế, sau đây là những “cực trí” xảy ra cho Đức Maria từ trước Truyền tin đến Giáng sinh.

Cực trí khi đính hôn với Giuse

Như nhiều thiếu nữ Do Thái, Đức Maria rất sùng đạo, đồng thời cũng được tiếp thụ nhiều hiểu biết thực tiễn về cuộc sống, từ giáo dục của mẹ là thánh Anna và các bà giàu kinh nghiệm trong gia đình và lối xóm. Như “anh hoa phát tích ra ngoài” (Kiều) tính thánh vô nhiễm nguyên tội bên trong Đức Maria, đã biểu lộ thành một vẻ đẹp cốt cách, sang cả và một trí thông minh khôn ngoan lạ thường, khiến ai nấy gần xa đều quí mến và nể trọng vô cùng. Khi tới tuổi “cập kê”, Đức Maria, như mọi thiếu nữ khác, đã không khỏi có nhiều suy nghĩ, tính toán về tương lai cũng như về duyên phận mình. Tuy nhiên, vốn tuổi nhỏ mà chí cao, từ tấm bé đã hướng lòng trí về Yavê, say mê thuộc lòng các thánh vịnh như món ăn thiêng liêng hằng ngày, Đức Maria đã âm thầm lập tâm giữ đồng trinh, trọn đời tận hiến cho Thiên Chúa của tổ tiên mình.

Hỡi ôi ! “nhân định thắng thiên” sao đặng ? Một hôm, hai Đấng Gioa-kim và Anna đã gọi Đức Maria lại gần và cho biết đã quyết định gả mẹ cho Đức Giuse, tuy thợ mộc nhưng xuất thân hoàng tộc Đavít. Đức Mẹ không khỏi bối rôi. Làm sao dung hòa lời lập tâm phát nguyện đồng trinh của bản thân với lệnh trên của “cha mẹ (mà theo đạo hiếu) đặt đâu con ngồi đo”; nhất là khi cha mẹ đặt quá đúng chỗ ?

Riêng phần Đức Giuse, đối tượng mơ ước của hết thảy thiếu nữ Nazarét, lại không hề đê ý đến một ai. Ít nói, nghiêm trang, cốt cách trượng phu quân tử, từ lâu Giuse đã âm thầm “chấm” Maria, nhưng không dám hở môi, vì phận nghèo, hơn nữa mồ côi. Khi Đức Anna nhờ người báo cho biết sẵn sàng gả Maria cho, Giuse bàng hoàng như nghe tiếng vọng từ muôn thuở, lúc chưa có đất trời. Nhưng tánh vốn cả quyết và mau mắn, ngay trong ngày, Giuse đã nhờ mai dong đem sính lê đính hôn tới dâng, với biết bao hạnh phúc phơi phới trong lòng.

Cực trí là Maria. Đã không chê Giuse, hơn nữa, còn yêu trộm nhớ thầm ý trung nhân, từ ngày “được lệnh” vu qui của song thân, Maria không khỏi “chết điếng” khi xét mình, thấy ơn gọi giữ đồng trinh vẫn mãnh liệt trong tâm hồn. Làm sao giải quyết? Nhưng một tiếng thì thầm trong con tim cho biết Thiên Chúa, bằng cách nào đó, sẽ nhậm lời cho Maria cuối cùng sẽ được mãn nguyện.

Cực trí khi nghe Truyền Tin

Ai học được chữ ngờ ? Một sáng kia, Maria đang dọn dẹp nhà cửa thì một thanh niên tuấn tú phi phàm, mặc toàn trắng, đột nhiên xuất hiện, tự xưng là Thiên xứ Gaprien đến truyền tin mừng vĩ đại. Dù tuổi còn thơ, nhưng đã đầy nét đoan chính mẫu nghi, Maria nhận thấy có chỗ chưa thông trong truyền tin, cho nên êm ái, chững chạc hỏi lại cho rành rẽ. Thiên sứ không những không dám giận dữ, như đối với ông Dacaria, nửa năm trước đó, mà còn giải thích tường tận và dẫn chứng đầy sức thuyết phục với câu kết đanh thép, xứng đáng là con người Nhà Trời. Tuy lý trí Mẹ chưa thê hình dung được yêu cầu của Thiên Chúa, nhưng thông tuệ sắc sảo, trực giác nhạy bén, cũng như linh hồn thiên thuộc của Mẹ cho thấy đây là chuyện không thê suy nghĩ, mà chỉ có thê đáp lại bằng một vâng phục, phó thác tuyệt đối tự do, tuôn tràn Tình yêu và hạnh phúc cứu độ.

Vì vậy, ngay sau khi Maria gút lại : “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, thì trong chớp mắt “Thánh Thần đã ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao đã rợp bóng trên Bà” và Ngôi Lời, Con Thiên Chúa, Đấng Thánh, đã nhập thê trong cung lòng Trinh nữ của bà và đã làm người, vừa là Thiên Chúa vừa có nhân vị, hai bản thê vĩnh viên riêng biệt và thống nhất. Khi sứ thần từ biệt ra đi, cô gái quê mùa thành Nazarét, đã trở thành mẹ Thiên Chúa, Nữ vương thiên đình.

Nhưng Maria nào có hay biết gì đâu ? Bà chỉ ghi nhớ thông tin : “Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với Bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”, và Bà chỉ muốn bay đến nhà bà chị ở Ain Carim, cách Giêrusalem vài cây số, đê xem bà lão có bầu ra sao. Vì vậy Bà đã êm ái gạt phắt đề nghị của Giuse xin được tháp tùng : “Mới đám nói mà đã đòi dắt người ta đi xa, không sợ bị chê cười hay sao ? Với lại người ta đi chăm sóc đàn bà đẻ, đàn ông đi theo làm gì ?” Giuse hả dạ, riu ríu nghe theo, ở nhà khẩn trương làm cho xong mấy món đồ gỗ đê sớm lãnh tiền lo đám cưới, rước dâu.

Tới nơi gặp bà chị đã bắt đầu lệt bệt và nghe lời lạ lùng bà đón chào, cho biết thai nhi đang nhảy lên, vui sướng triều kiến Ấu Chúa và Mẫu Hậu đầy ơn phúc, Maria đã tức khắc nhận ra rằng "Thiên Chúa đã thực hiện những gì Người đã nói với Mẹ, như Mẹ đã hằng tin”. Và Mẹ đã cất tiếng “ngợi khen Thiên Chúa” muôn đời con vang vọng.

Sau hân hoan hội ngộ, Mẹ ngày càng nhận ra sự hiện diện của Đấng Cứu độ, Con mẹ, mà Itraen đã và đang mong chờ. Cực trí lại nổi lên : “Làm sao giải thích cho chàng hiêu, không phải đê chàng tha thứ, mà đê chàng hết lòng, hết dạ, hết sức cộng tác với mình trong công trình nuôi dưỡng, giáo dục phò trợ Đấng Cứu thế trong bước đầu cuộc sống tràn gian của Người, cho tới khi thời tới, Người sẽ xuất gia hành đạo ?” .Nhưng than ôi ! Ngôn ngữ nhân loại nào có thê làm cho Giuse quán triệt được sứ mạng cao cả đang chờ đợi Ngài ? Thôi thì đành phó thác cho Thiên Cúa, sẽ hoàn tất mọi công việc Người đã bắt đầu làm. Tới lúc, chính Thiên Chúa và chỉ Thiên Chúa, sẽ cho Giuse biết hết mọi sự cần thiết, đê nhận nhiệm vụ, nắm vị trí và giữ vai trò đã định từ muôn thuở. Vì vậy Maria quyết định giữ thái độ im lặng tự nhiên bình thường, ai hiêu sao thì hiêu.

Cực trí khi vu qui về nhà Đức Giuse

Khi thấy Giuse đem sính lê đê rước dâu, vài hôm sau khi Bà trở về, Maria chỉ có thể nghĩ rằng vì tình yêu quá sâu đậm, Giuse đã chấp nhận bỏ qua mọi sự, kê cả cái bầu, cho nên Bà đã dự tính sẽ nói hết sự thật, rồi tùy ý chàng định liệu, kê cả việc chàng bỏ nhà ra đi. Vì điều cốt yếu đối với Bà là Hài nhi đường đường, chính chính có cha là Giuse, trước mặt gia đình và xã hội. Sự bỏ nhà của chàng rể có thê được hiêu như hậu quả của một xung khắc bất chợt, thường xảy ra trong đêm tân hôn giữa vợ chồng son khó tính, thiếu chuẩn bị.

Điều Maria không thê ngờ, do đó mang nặng nỗi cực trí suốt cuộc lê thành hôn cho tới khi giao bôi trong loan phòng, là sở dĩ có cuộc rước dâu, là vì Giuse đã được Thiên sứ báo mộng, cũng như đã hiêu rõ mọi nguồn cơn của Trinh thai, cho nên, khi thân nhân ra hết khỏi loan phòng, Maria không khỏi run sợ khi thấy Giuse, hết sức nghiêm trang, tiến đến giường mình : liệu chàng có khứng nghe lời mình chăng ? Sau khi nghe lời, liệu chàng có thực hiện quyền "phu xướng phụ tùy” không?

Nhưng kìa Tân lang lại đến quì kính cẩn dưới chân Tân nương và chủ động đề nghị chúng mình, đứa này thánh hiến đứa kia cho Đấng Tối Cao, đê từ đó vợ chồng sẽ giữ đồng trinh cho nhau, đê dốc sức, dốc lòng phò tá “Đấng Thánh, Con Thiên Chúa sắp sinh ra, để đến thời, Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”. Chừng đó, Thánh Cả, được coi như đã hoàn thành sứ mạng làm cha, làm thầy dưới đất của Con Thiên Chúa, sẽ mãn nguyện xin “được ra đi bình an”. Còn đối với Me Mariạ, thì xin ở lại với Con cho tới ngày tận thế, đê giúp con hoàn tất công trình cứu độ dâng về Chúa Cha.

Được phu quân chủ động đề nghị vợ chồng giữ đồng trinh, Maria còn vui mừng hạnh phúc nào hơn ! Nhưng chuyện không đơn giản. Vì đạo Do Thái rất rạch ròi với điều thanh sạch và ô uế, từ đó, tuyệt đối kỵ với điều quái gở, công trình của Quỷ vương và địa ngục. Việc đã cưới hỏi làm vợ chồng mà lại giữ đồng trinh, hơn nữa lại còn sinh con trinh thai quả là điều không thê tưởng tượng, thậm chí là “kinh tởm của kinh tởm” khi “quái thai làm người” ấy lại tự xưng là Con Thiên Chúa, là Đấng Mê-xi-a phải đến! Ném đá cho chết, xét ra còn nhẹ, so với mức độ phạm thánh!.

Do vậy, bí mật của Thánh Gia hẳn là bí mật tuyệt đối trọn đời của nhau, không đê bất cứ ai khác, kê cả cha mẹ, được biết. Do vậy, hai Đấng phải hết sức ý tứ, giữ gìn, bề ngoài giữ đạo xướng tùy, thậm chí trong việc ăn nằm âu yếm sao cho có vẻ bình thường. Vì các bà Do Thái mãn kinh thường hay “tí toáy” rủ nhau nhìn trộm đôi trẻ tân hôn xem “loan phụng hòa minh” có mặn nồng không, đê mừng cho chúng nó, hoặc đê tìm cách giúp đỡ, nếu có vấn đề, tất cả với sự tán thành của bố mẹ đôi bên.

Vì những lý do nêu trên, người viết suy đoán là bí mật Đức Mẹ trinh thai Chúa Giêsu Kitô chỉ được đích thân Đức Mẹ tiết lộ sau khi Chúa Kitô về trời, mục dích là đê soi rọi một ánh sáng mới, hun đúc một sức mạnh mới cho đức tin chưa mấy củng cố của cộng đoàn tín hữu buổi đầu. Cho tới ngày bí mật được tiết lộ, Chúa Giêsu luôn luôn là con bác thợ mộc và bà Maria, trước mắt của tất cả mọi người, kê cả các tông đồ và gia đình nội ngoại của Chúa Giêsu. Nếu bí mật được phát hiện trong khi Chúa Giêsu còn tại thế, thì sức phá hoại của sự tiết lộ sẽ vô cùng khủng khiếp. Chúa Giêsu đã lướt qua được đám người đang nhào tới xô Ngài xuống vực, thì sẽ không có chút khó khăn nào trong việc bảo vệ cho đến cùng bí mật nền tảng của Kitô giáo.

Vấn nạn cuối cùng là tại sao người đồng thời của Chúa Giêsu coi việc Người là con bác thợ mộc Giuse, là điều hiển nhiên không có gì bàn chắc chắn như đinh đóng cột đê miệt thị Người ? Theo suy nghĩ độc lập của người viết, điều này có thê giải thích không khó khăn. Một mặt Chúa Cha tạo con người của Ngôi Lời nhập thê, không thê không đếm kê đến những tiêu chuẩn xã hội đương thời như “con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời”. Lợi ích hiên nhiên của công trình cứu chuộc là Chúa Giêsu không thê giống bất kỳ ai, càng không thê không giống bất kỳ ai, chỉ có thê giống như đúc Thánh Cả Giuse, không những về mặt mũi, mà còn về tướng tá nữa. Thánh Giuse vạm vỡ chỉ có thê là người duy nhất “sinh” ra Chúa Giêsu cao 1,83m (kích thước đo theo tấm vải liệm thành Turin).

Vì vậy, người viết tưởng tượng trong đêm Giáng sinh, Đức Mẹ tự giải quyết vấn đề lâm bồn như nhiều thiếu phụ Trung Hoa trước đây (tới ngày sanh vẫn đi lao động, sanh con xong, bọc tã cho ấm, địu trên lưng, trở lại lao động ngay), nhờ được các bà “tí toáy” chỉ bảo cho, khi hay tin Giuse và Maria gần ngày sinh phải đi Bêlem kiêm tra dân số, vì biết rằng chẳng hàng quán nào chịu chứa chấp bà bầu sắp bê chum. Sau khi khai hoa nở nhụy vuông tròn, Đức Mẹ gọi Thánh Cả vào xem mặt con. Ngài bước vào bái lạy Chúa Con, nhắm nghiền mắt trong tả bọc thơm tho mang theo. Bỗng ngài nhìn sửng vào mặt Hài nhi và kêu “Trời !”. Đức Maria tuy mệt mỏi nhưng vẫn nở nụ cười tươi rói : “Anh thấy Con giống anh như đúc không ? Đó là phần quà mà Giavê dành cho anh đê cám ơn lòng trượng phu quân tử quảng đại hào hiệp của anh đó !” Nói xong, Mẹ thiếp đi, trong khi trên trời, muôn vàn Thiên binh, Thiên sứ chưa hết cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nguyệt San CGvDT Số 84, Tháng 12.2001

No comments: